Sách giáo khoa Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo tập 1 của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam được soạn dưới dạng file PDF gồm 146 trang.Tài liệu giúp bổ sung kiến thức và hỗ trợ bạn làm bài tập, ôn luyện cho kỳ thi sắp tới.Chúc bạn đạt kết quả cao trong học tập.
Sách giáo khoa Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo tập 1 của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam được soạn dưới dạng file PDF gồm 146 trang.Tài liệu giúp bổ sung kiến thức và hỗ trợ bạn làm bài tập, ôn luyện cho kỳ thi sắp tới.Chúc bạn đạt kết quả cao trong học tập.
Thời gian kiểm tra: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Đọc văn bản thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Mặt trời lặn xuống bờ aoNgọn khói xanh lên lúng liếngVườn sau gió chẳng đuổi nhauLá vẫn bay vàng sân giếng
Xóm ngoài, nhà ai giã cốmLàn sương lam mỏng rung rinhEm nhỏ cưỡi trâu về ngõTự mình làm nên bức tranh
Rào thưa, tiếng ai cười gọiTrông ra nào thấy đâu nàoMột khoảng trời trong leo lẻoThình lình hiện lên ngôi sao
Những muốn kêu to một tiếngThu sang rồi đấy. Thu sang!Lòng bỗng nhớ ông Nguyễn KhuyếnCõng cháu chạy rông khắp làng...
(Trích Kể cho bé nghe, NXB Kim Đồng, 2011)
Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? ( 0,5 điểm)
Câu 2: Nêu đặc điểm của thể thơ. ( số tiếng, vần, nhịp)? (0,5 điểm)
Câu 3: Em hãy nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ trên. (1,0 điểm)
Câu 4: Tìm 2 từ tượng hình trong khổ 2,3 của bài thơ trên. (1,0 điểm). Nêu đặc điểm, tác dụng của 2 từ tượng hình đó. (1,0 điểm)
Câu 5: Từ nội dung của bài thơ, em hãy viết đoạn văn ( khoảng 100 chữ theo kiểu diễn dịch hoặc quy nạp ) để thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên. (2,0 điểm)
Thế giới tự nhiên quanh ta chứa bao điều bí ẩn. Từ thuở ấu thơ ta nhìn lên bầu trời đã có bao nhiêu câu hỏi vì sao? Nào là vì sao có những áng mây trôi bồng bềnh? Vì sao có ông trăng tỏa sáng vào ban đêm? Vì sao có sấm sét mỗi khi mưa?.... Tất cả những hiện tượng trên đã gợi cho chúng ta biết bao tò mò và muốn khám phá.
Bằng những hiểu biết về thế giới tự nhiên. Em hãy viết một bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng mà em quan tâm nhất.
LƯU Ý: HS không chọn hiện tượng tự nhiên có trong các bộ SGK.
Tại điểm a khoản 1 Điều 15 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về khen thưởng như sau:
Tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh như sau:
Tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về kết quả học tập trong từng học kì, cả năm học như sau:
Theo đó, điều kiện để học sinh lớp 8 đạt giấy khen học sinh giỏi năm 2024-2025 như sau:
- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.
- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 6,5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 8,0 điểm trở lên.
- Kết quả rèn luyện của học sinh cả năm học: đạt mức Tốt.
Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)
Cho biết đặc điểm của thể thơ trong bài thơ trên ( số tiếng, vần nhịp)? (0,5 điểm)
-Nhịp: nhịp khá đa dạng: 4/2, 2/4, 2/2/2
HS nêu được 2 trong 3 đặc điểm trên GV ghi tròn (0,5 điểm). HS ghi đúng 1 đặc điểm đạt (0,25 điểm)
Câu 2: Em hãy nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ trên. (1,0 điểm)
Bài thơ là cảm xúc ngỡ ngàng và niềm hân hoan của nhà thơ khi mùa thu sang.
HS có nhiều cách diễn đạt khác nhau. Chỉ cần các em hiểu và nêu được cảm hứng chủ đạo. GV ghi điểm trọn. Tuy nhiên, tùy từng bài làm cụ thể của HS mà GV linh động ghi điểm.
Câu 3: Tìm từ tượng hình, tượng thanh trong khổ thơ đầu của bài thơ trên. (1,0 điểm) . Nêu đặc điểm, tác dụng của từ tượng hình, tượng thanh đó. (1,0 điểm)
-Từ tượng hình: rung rinh : gợi tả sự lay động nhẹ nhàng và liên tiếp.
Tác dụng: gợi tả một cách sinh động, cụ thể hình ảnh làn sương đang chuyển động nhẹ nhàng trong không gian chiều thu.
- Từ tượng hình: leo lẻo (phó từ) : gợi tả mức độ trong đến mức nhìn suốt được, không hề có chút bẩn.
Tác dụng: gợi tả một cách sinh động, cụ thể cho hình ảnh nền trời mùa thu thật trong trẻo, không chút bụi nào.
- HS xác định đúng: từ tượng hình: rung rinh, (0,5 điểm) leo lẻo (0,5 điểm)
- Nêu đúng đặc điểm, tác dụng của mỗi từ đạt (0,5 điểm)
Câu 4: Từ nội dung của bài thơ, em hãy viết đoạn văn 10 dòng (trình bày theo kiểu diễn dịch hoặc quy nạp ) để thể hiện tình yêu với quê hương .(2,0 điểm)
Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Dùng ngôi thứ nhất để trình bày cảm nghĩ ,… (0,5 điểm)
- Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết đoạn văn thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên. (0,5 điểm)
- Đoạn văn có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau ( diễn dịch/ quy nạp,...), đúng thể thức (0,5 điểm)
- Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. (0,25 điểm)
- Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. (0,25 điểm)
Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi học sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.
Thế giới tự nhiên quanh ta chứa bao điều bí ẩn. Từ thuở ấu thơ ta nhìn lên bầu trời đã có bao nhiêu câu hỏi vì sao? Nào là vì sao có những áng mây trôi bồng bềnh? Vì sao có ông trăng tỏa sáng vào ban đêm? Vì sao có sấm sét mỗi khi mưa?.... Tất cả những hiện tượng trên đã gợi cho chúng ta biết bao tò mò và muốn khám phá.
Bằng những hiểu biết về thế giới tự nhiên. Em hãy viết một bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng mà em quan tâm nhất.
- Đảm bảo cấu trúc ba phần của bài viết.
- Đặt nhan đề giới thiệu tên của hiện tượng tự nhiên thu hút sự chú ý của người đọc.
- Tóm tắt thông tin quan trọng.
- Đặt một số câu hỏi ở phần mở đầu và trả lời.
- Kết hợp các cách trình bày thông tin khác nhau, gạch chân các thông tin quan trọng.
GV có thể chấm theo các tiêu chí dưới đây:
Nêu tên của hiện tượng tự nhiên
Giới thiệu khái quát về hiện tượng tự nhiên
Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của hiện tượng tự nhiên
Trình bày trình tự diễn ra của hiện tượng tự nhiên
Trình bày sự việc cuối/ kết quả của hiện tượng tự nhiên hoặc tóm tắt nội dung đã giải thích
Có nhan đề và các đề mục, các đề mục nêu được thông tin chính của phần/ đoạn bài viết
Sử dụng hiệu quả phương tiện phi ngôn ngữ để làm rõ các thông tin quan trọng.
Kết hợp các cách trình bày thông tin
Dùng động từ miêu tả hoạt động/ trạng thái và một số từ ngữ chuyên ngành
Đặt tên cho các phương tiện trực quan và trích dẫn nguồn (nếu có)
Diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu
Nắm được cảm hứng chủ đạo của bài thơ
Xác định từ tượng hình và nêu đặc điểm, tác dụng
Viết đoạn văn Diễn dịch/ quy nạp
Biết viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ
Biết viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I
MÔN NGỮ VĂN KHỐI 8 NĂM HỌC 2024 – 2025
- Nhận biết được thể loại thơ 7 chữ.
- Nhận biết được đặc điểm thơ 7chữ.
- Nhận biết từ tượng hình/ tượng thanh.
- Hiểu được cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
- Hiểu tác dụng của từ tượng hình/ tượng thanh
- Vận dụng được cách trình bày đoạn văn theo kiểu diễn dịch/ quy nạp
Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên.
Viết được bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên; nêu được những thông tin quan trọng; trình bày mạch lạc, thuyết phục.
Tải file tài liệu để xem trọn bộ đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
Cộng đồng chia sẻ tải liệu giảng dạy trực tuyến
Hotline hỗ trợ khách hàng: 096.112.2230
Theo Điều 5 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định hình thức đánh giá học sinh lớp 8 như sau:
- Giáo viên dùng hình thức nói hoặc viết để nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập; đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
- Học sinh dùng hình thức nói hoặc viết để tự nhận xét về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của bản thân.
- Cha mẹ học sinh, cơ quan, tổ chức, cá nhân có tham gia vào quá trình giáo dục học sinh cung cấp thông tin phản hồi về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh.
- Đánh giá bằng nhận xét kết quả rèn luyện và học tập của học sinh được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh phù hợp với đặc thù của môn học.
- Giáo viên dùng điểm số để đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
- Đánh giá bằng điểm số được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh phù hợp với đặc thù của môn học.
[3] Hình thức đánh giá đối với các môn học
- Đánh giá bằng nhận xét đối với các môn học: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng nhận xét theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.
- Đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số đối với các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông, trừ các môn học quy định tại điểm a khoản này; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10. Điểm đánh giá là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025 tổng hợp 6 đề khác nhau có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận. Qua tài liệu này giúp các bạn học sinh ôn luyện củng cố kiến thức để biết cách ôn tập đạt kết quả cao.
TOP 6 Đề thi giữa kì 1 Văn 8 Chân trời sáng tạo được biên soạn với phần ngữ liệu ngoài chương trình SGK gồm 3 đề có cấu trúc 100% tự luận và 3 đề theo cấu trúc trắc nghiệm kết hợp tự luận. Hi vọng qua đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo sẽ giúp các em học sinh lớp 8 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Đồng thời đây cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên ra đề ôn luyện cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là trọn bộ 6 đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025 mời các bạn cùng theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm bộ đề thi giữa kì 1 Toán 8 Chân trời sáng tạo.