Học 14 Tiếng 1 Ngày Của Học Sinh Trung Quốc

Học 14 Tiếng 1 Ngày Của Học Sinh Trung Quốc

Phổ thông: Một số trường nghỉ 9 ngày

Phổ thông: Một số trường nghỉ 9 ngày

LexieS  sống tại Trung Quốc đã trả lời thẳng thắn:

Khi bạn phải học 14 tiếng một ngày, bạn sẽ chẳng có thời gian để nghĩ xem mình có bị bệnh hay không. Họ đơn giản là phải khỏe, phải tỉnh táo để còn học. Họ đơn giản là chẳng có lựa chọn.

Như vậy, bài viết trên đã giải mã câu hỏi học sinh Trung Quốc làm thế nào để duy trì sức khỏe tốt khi phải học 14h/ ngày. Tuy rằng bài viết chỉ là chủ quan qua cái nhìn của một số người nhất định, nhưng mình tin là nó đã mạng lại những hiểu biết chân thực nhất từ cuộc sống của mọi người. Mình mong là bài viết hữu ích với các bạn. Chúc các bạn một ngày vui vẻ.

Đừng quên theo dõi các thông tin khác của Du học Trung Quốc Riba tại hệ thống:

Hội Tự Apply Học bổng Trung Quốc

🌟 Riba – Dịch Vụ Học Bổng Du Học Trung Quốc

HỘI DU HỌC SINH VIỆT NAM TẠI TRUNG QUỐC | Kết nối, Chia sẻ, Hỗ trợ nhập học

[contact-form-7 id=”204541″ title=”Đăng ký Tư vấn du học Trung Quốc miễn phí 2021″]

Chara Chan, giữ chức vụ giáo viên từ năm 2005 đến nay, trả lời ngày 1 tháng 8 năm 2018.

Tôi đã rất ngạc nhiên khi được nghe kể chuyện một số học sinh Mỹ đã phải dùng đến thuốc dể duy trì sức khỏe trong các kỳ ôn tập chuẩn bị kiểm tra. Ở trường tôi đang dạy, học sinh nam là những thiên tài, chúng thường tự học được hầu hết các môn học, nên tôi thà là nói chuyện phiếm trong giờ dạy để giúp  chúng giải tỏa căng thẳng, hoặc là ngủ đến khi hết giờ còn hơn.

Trước đây, khi  tôi đang học lớp 12 (vào khoảng những năm 90 thập kỷ trước), tôi có một anh bạn học  đồng tính, hắn và bạn trai trên Yahoo đã cùng nhau nhận nuôi một đứa con ảo. Cậu ấy thường mời tôi đi cà phê, rồi kể cho tôi nghe về cuộc sống online cùng người lạ trên mạng. Khi cậu ấy kể đến chuyện học hành, tôi đã rất sốc khi biết được những gì đằng sau bảng thành tích ngất ngưởng của con người ấy. Hóa ra cậu ấy thường mua sách luyện đề mẫu về làm, và điều kinh khủng hơn là cậu ấy chỉ mất vỏn vẹn 2 ngày để làm hết một cuốn. Tất nhiên, chẳng có ai bắt ép cả, là cậu ấy chủ động làm như vậy. Tôi thực sự rất kinh ngạc,  không biết một người phải thông minh đến mức nào mới có thể nghiền ngẫm cả cuốn sách một cách nhẹ nhàng chỉ với 2 ngày.

Khi đi dạy, tôi cũng gặp một số học sinh mang hình tượng thông minh xuất sắc như cậu bạn trên. Chúng thường đi học muộn, đi chơi bóng rổ, chơi game,… trong khi các bạn khác đang vùi đầu vào đống sách. Vậy mà, thành tích của chúng vẫn chót vót.

Các nữ sinh thường là thành phần chăm chỉ nhất trong lớp, nhưng bất kể chúng có chăm chỉ cần cù cỡ nào, chúng cũng chẳng thể vượt qua được những đứa trẻ thiên tài đó. (tôi không phải là muốn phân biệt giới tính, tôi chỉ đang nói lên sự thật, chúng ta thường cảm thấy khó chấp nhận sự thật, tôi cũng là phụ nữ mà, tôi hiểu quá ấy chứ!)

Vì vậy, câu trả lời đó là, tại các trường trung học chất lượng nhất, nam sinh có ưu thế hơn nữ sinh trong các môn học vật lý, toán học và hóa học.

Điều đặc biêt: họ không thực sự học 14 giờ/ngày!

Thông thường trong các trường học kiểu này, giáo viên sẽ không can thiệp nhiều vào chuyện của học sinh. Chỉ cần chúng đạt thành tích tốt trong các kỳ thi, thì chúng làm gì cũng được.

Khi tôi học Trung học Phổ thông, vì ngủ dậy muộn, tôi đã thường xuyên tới lớp trễ giờ.  Hơn nữa, tôi còn trốn học 3 ngày cuối trước kỳ thi đại học. Tôi nghĩ “ngồi mài mông ở trường chỉ tốn thời gian, mà bài thi đại học cũng chỉ có thể dựa vào sức mình”.  Nghĩ là làm, tôi đến một tiệm sách, với giá 1 tệ/ 1 giờ , tôi đã ngồi đó và ghi nhớ hết kiến thức cần thiết các môn học.

Cha mẹ tôi chưa bao giờ tham gia vào việc học của con cái. Ngày đầu tiên lên lớp 1, bố chỉ bảo tôi đừng quan tâm đến những môn học mà tôi không thích. Ông ấy còn chẳng thèm đến họp phụ huynh cho tôi. Ông phàn nàn trường học thường chỉ toàn là muốn rút hầu bao của ông ấy. Đây cũng là lý do ông ấy từ chối các buổi gặp mặt phụ huynh. Còn mẹ tôi ư? Lúc đó bà lại đang sống ở một thành phố khác, bà không thể đến tham dự buổi họp được.

Nói tóm lại, tại các trường trọng điểm ở Trung Quốc, những học sinh có thành tích xuất sắc thường học tập một cách tự nguyện, họ coi trọng tính hiệu quả chứ không phải sự cần cù dùi mài vô định.

Nói về phần các học sinh còn lại, hmmm, đó lại là một câu chuyện khác. Tôi từng nhìn thấy những học sinh ngồi cả ngày trong thư viện, chăm chỉ  như ấp trứng gà, nhưng kết quả cuối cùng mà chúng đạt được thường vẫn thấp hơn so với những học sinh ngủ đến tận 10 giờ sáng (nhưng phải thông minh nhé!).

Tôi sẽ chẳng bao giờ chịu bắt tay và làm gì khi tôi ngủ chưa đủ giấc!

Lullaby, người trung Quốc đã chia sẻ câu chuyện thực của anh:

Khi tôi học cấp 3 tại tỉnh Giang Tô, những kì thi và bài kiểm tra thật sự rất khắc nghiệt. Chúng tôi bắt buộc phải luyện tập rất nhiều loại đề thi, nghe giáo viên thuyết giảng phương pháp giải bài tập, ngồi cả ngày trên lớp trừ mỗi thời gian đi vệ sinh!

Sau tan học vào khoảng 5 giờ chiều, học sinh được về nhà ăn nhẹ cái bữa chiều rồi lại lên lớp học thêm tối đến tận 9 giờ. Giờ học kết thúc, tôi về nhà, sau đó  tiếp tục giải bài tập về nhà…cho đến tận nửa đêm.

Giáo viên luôn thúc ép chúng tôi phải không ngường nỗ lực cho đến kỳ thi cuối cùng, nếu không,” người khác sẽ cướp mất chỗ của  bạn, được điểm cao hơn bạn, và bạn sẽ thất bại, bạn phải xấu hổ với sự kỳ vọng của ba mẹ và thầy cô”. Bạn thử tưởng tượng xem, khi hơn 400000 học sinh tranh đấu với nhau trong một tỉnh, tính cạnh tranh sẽ cao tới mức nào?

Vì thế, chúng tôi phải chiến đấu hết mình, buộc mình tránh xa khỏi tất thảy những hoạt động vui chơi, giải trí.

Thật sự chẳng có cách nào giúp tôi giữ sức khỏe trong khi phải học liền tù tì như vậy, thứ duy nhất làm chúng tôi phải tiến lên đó chính là áp lực. Tôi thật sự rất ghét quãng thời gian đó.

Xem thêm: Tham khảo thêm các bài viết khác tại Có thể bạn chưa biết.