Liên Xô Là Chủ Nghĩa Gì

Liên Xô Là Chủ Nghĩa Gì

Liên Xô là nước đầu tiên trên thế giới xây dựng CNXH và Chủ nghĩa cộng sản. Là quốc gia hùng mạnh, nên sự xuất hiện của nhà nước Liên Xô XHCN đã ảnh hưởng to lớn đến tiến trình lịch sử của nhân loại.Trong thế kỷ XX, sau khi Liên Xô xuất hiện, mọi sự kiện lớn của thế giới – nhiều hay ít – đều có dấu ấn và chịu ảnh hưởng của Liên Xô.

Liên Xô là nước đầu tiên trên thế giới xây dựng CNXH và Chủ nghĩa cộng sản. Là quốc gia hùng mạnh, nên sự xuất hiện của nhà nước Liên Xô XHCN đã ảnh hưởng to lớn đến tiến trình lịch sử của nhân loại.Trong thế kỷ XX, sau khi Liên Xô xuất hiện, mọi sự kiện lớn của thế giới – nhiều hay ít – đều có dấu ấn và chịu ảnh hưởng của Liên Xô.

Chương 5. Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

Điều 31. Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một trong những chức năng quan trọng nhất của Nhà nước, là sự nghiệp của toàn dân.

Nhằm mục đích bảo vệ những thành quả xã hội chủ nghĩa, công cuộc lao động hòa bình của nhân dân Liên Xô, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia, đã thành lập các lực lượng vũ trang Liên Xô và đặt ra nghĩa vụ quân sự chung.

Nghĩa vụ của các lực lượng vũ trang Liên Xô trước nhân dân là bảo vệ vững chắc Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa, luôn luôn sẵn sàng chiến đấu, bảo đảm giáng trả ngay tức khắc bất kỳ kẻ xâm lược nào.

Điều 32. Nhà nước bảo đảm an ninh và khả năng quốc phòng của đất nước, trang bị cho lực lượng vũ trang Liên Xô mọi phương tiện cần thiết.

Nhiệm vụ của các cơ qua Nhà nước, các đoàn thể xã hội, những người có chức vụ và công dân bảo đảm an ninh cho đất nước và củng cố khả năng phòng thủ của đất nước được quy định bằng pháp luật của Liên Xô.

Chương 8. Liên Xô - Nhà nước Liên bang

Điều 70. Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết là một nhà nước toàn vẹn, liên bang, đa quốc gia, được hình thành theo nguyên tắc liên bang xã hội chủ nghĩa là kết quả của quyền tự quyết các quốc gia và sự liên kết tự nguyện của các nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết bình đẳng.

Liên Xô hiện thân là nhà nước thống nhất của nhân dân Xô viết, gán kết tất cả các quốc gia, dân tộc lại với nhau vì cùng một mục tiêu xây dựng chủ nghĩa cộng sản.

Điều 71. Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết thống nhất lại:

Điều 72. Mỗi nước Cộng hòa Liên bang sẽ giữ quyền tự do ra khỏi Liên Xô.

Điều 73. Quyền tài phán của Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết, được đại diện bởi các cơ quan quyền lực và hành pháp nhà nước cao nhất của nó, sẽ tuân theo:

Điều 74. Luật pháp Liên Xô có hiệu lực như nhau trên lãnh thổ của tất cả các nước Cộng hòa Liên bang. Trong trường hợp có sự khác biệt giữa Luật của một nước Cộng hòa Liên bang và Luật của Liên Xô, Luật của Liên Xô sẽ được ưu tiên áp dụng.

Điều 75. Lãnh thổ của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết là một thực thể duy nhất và bao gồm các lãnh thổ của các nước Cộng hòa Liên bang.

Chủ quyền của Liên Xô mở rộng ra toàn bộ lãnh thổ của mình.

Chương 3. Phát triển xã hội và văn hóa

Điều 19. Nền tảng xã hội của Liên Xô là liên minh không thể tách rời của giai cấp công nhân, nông dân, và đội ngũ trí thức.

Nhà nước giúp đỡ nâng cao tính thuần nhất của xã hội, tức là triệt tiêu sự khác biệt giai cấp, sự phân biệt bản chất giữa thành thị và nông thôn và giữa lao động chân tay và trí óc, đồng thời phát triển về mọi mặt và liên kết mọi quốc gia và dân tộc trong Liên Xô.

Điều 20. Theo lý tưởng cộng sản -- "Sự phát triển tự do của cá nhân là điều kiện cho sự phát triển tự do của toàn dân"—nhà nước theo đuổi mục tiêu cung cấp cho công dân ngày càng nhiều cơ hội để cống hiến năng lực sáng tạo, khả năng, và tài năng, và để phát triển cá nhân về mọi mặt.

Điều 21. Nhà nước quan tâm đến việc cải thiện điều kiện làm việc, an toàn lao động, bảo hộ lao động và tổ chức công việc một cách có khoa học. Nhà nước còn quan tâm đến việc giảm thiểu rồi triệt tiêu tất cả lao động chân tay gian khổ thông qua cơ giới hóa và tự động hóa quy trình sản xuất trong mọi nhánh kinh tế.

Điều 22. Hiện có một chương trình đang được thực hiện nhất quán tại Liên Xô để chuyển ngành nông nghiệp sang một số ngành công nghiệp khác, để mở rộng mạng lưới giáo dục, văn hóa, y tế, và thương mại, phân phối lương thực, dịch vụ và các cơ sở tiện ích công trong các khu vực nông thôn, và biến đổi làng xã thành những khu dân cư được quy hoạch và trang bị tốt.

Điều 23. Nhà nước theo đuổi chính sách nhất quán là tăng mức lương và mức thu nhập thức sự của nhân nhân dân thông qua nâng cao năng suất.

Để thỏa mãn nhu cầu của nhân dân Xô viết, đã có nhiều quỹ tiêu dùng xã hội được tạo ra. Nhà nước, cùng với sự tham gia sâu rộng của các tổ chức xã hội và hợp tác xã, bảo đảm sự tăng trưởng và phân phối công bằng các quỹ này.

Điều 24. Tại Liên Xô, các hệ thống chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội, các dịch vụ thương mại và phân phối lương thực, dịch vụ công cộng và tiện nghi, cùng các tiện ích công cộng của nhà nước đang được vận hành và mở rộng.

Nhà nước khuyến khích các hợp tác xã và tổ chức xã hội khác cung ứng mọi loại dịch vụ cho dân chúng. Nhà nước khuyến khích sự phát triểm văn hóa thể dục và thể thao.

Điều 25. Ở Liên Xô có một hệ thống giáo dục công thống nhất, được cải thiện liên tục, cung cấp nền giáo dục phổ thông và đào tạo nghề nghiệp cho công dân, phục vụ cho công cuộc phát triển giáo dục cộng sản, tri thức, và thể chất của tuổi trẻ, và đào tạo họ cho công việc và các hoạt động xã hội.

Điều 26. Theo nhu cầu của xã hội, nhà nước hỗ trợ sự phát triển có kế hoạch của khoa học và đào tạo các cá nhân khoa học, tổ chức giới thiệu các thành quả nghiên cứu trong kinh tế và các lĩnh vực khác của đời sống.

Điều 27. Nhà nước quan tâm đến việc bảo vệ, tăng cường và sử dụng tối đa văn hóa phong phú của xã hội để giáo dục đạo đức và thẩm mỹ cho nhân dân Xô viết, nâng cao tầm văn hóa của họ.

Tại Liên Xô sự phát triển nghệ thuật chuyên nghiệp, nghiệp dư và dân gian được khuyến khích về mọi mặt.

Điều 28. Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết trước sau như một thực hiện chính sách hòa bình lê-nin-nít, chủ trương củng cố an ninh của các dân tộc và hợp tác quốc tế rộng rãi.

Chính sách đối ngoại của Liên Xô nhằm bảo đảm những điều kiện quốc tế thuận lợi để xây dựng chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô để bảo vệ những lợi ích quốc gia của Liên Xô, củng cố vị trí của chủ nghĩa xã hội thế giới, ủng hộ cuộc đấu tranh của các dân tộc vì giải phóng dân tộc và tiến bộ xã hội, nhằm ngăn ngừa những cuộc chiến tranh xâm lược, nhằm đạt được giải trừ quân bị hoàn toàn và triệt để trước sau như một thực hiện nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình giữa các nước có chế độ xã hội khác nhau.

Ở Liên Xô cấm tuyên truyền chiến tranh.

Điều 29. Những mối quan hệ của Liên Xô với các nước khác được xây dựng trên cơ sở tuân theo những nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền; cùng khước từ dùng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực; không xâm phạm biên giới, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia; giải quyết hòa bình các cuộc tranh chấp; không can thiệp vào công việc nội bộ; tôn trọng quyền của con người và các quyền tự do cơ bản; bình đẳng và quyền các dân tộc định đoạt lấy vận mệnh của mình, hợp tác giữa các nước; tự nguyện thực hiện những cam kết dựa trên những nguyên tắc được thế giới công nhận và những tiêu chuẩn của pháp luật quốc tế trong những hiệp ước quốc tế mà Liên Xô đã ký kết.

Điều 30. Với tư cách là một bộ phận cấu thành của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, của cộng đồng xã hội chủ nghĩa, Liên Xô phát triển và củng cố tình hữu nghị hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau trên tình đồng chí với các nước xã hội chủ nghĩa trên cơ sở nguyên tắc chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa, tích cực tham gia việc nhất thể hóa kinh tế và phân công lao động xã hội chủ nghĩa quốc tế