Huyện Nông Thôn Mới Là Gì

Huyện Nông Thôn Mới Là Gì

Du lịch ở nông thôn là loại hình du lịch được tổ chức tại vùng, khu vực nông thôn với quy mô hộ gia đình, hộ kinh doanh nhỏ. Du lịch ở nông thôn ưu ái không gian mở, ưu ái sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên gắn với đặc điểm nổi bật, văn hóa vùng miền và địa phương.

Du lịch ở nông thôn là loại hình du lịch được tổ chức tại vùng, khu vực nông thôn với quy mô hộ gia đình, hộ kinh doanh nhỏ. Du lịch ở nông thôn ưu ái không gian mở, ưu ái sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên gắn với đặc điểm nổi bật, văn hóa vùng miền và địa phương.

Huyên Châu Đức đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Với những thành tích đạt được trong 30 năm qua, Đảng bộ, chính quyền, dân và quân huyện Châu Đức vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý, như: Huân chương Lao động hạng Nhì, Ba; "Cờ thi đua của Chính phủ".

Lãnh đạo tỉnh trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho huyện Châu Đức- Ảnh: ĐÔNG HÀ

Tối 9-8, huyện Châu Đức vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, phần thưởng cao quý của Chủ tịch nước trao tặng.

Từ một vùng đất còn nhiều khó khăn sau chiến tranh, với sự quyết tâm, nỗ lực, sáng tạo, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân đã đoàn kết, cố gắng vươn lên đạt được kết quả tích cực.

Trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Tam Bình đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.

TTXVN - Ngày 7/3, UBND tỉnh Vĩnh Long tổ chức Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Tam Bình đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.

Huyện Tam Bình có diện tích tự nhiên hơn 290,6 km2, có 17 đơn vị hành chính gồm 16 xã và 1 thị trấn. Huyện có hơn 40.000 hộ với dân số trên 156.000 người. Qua hơn 12 năm triển khai, thực hiện chủ trương về xây dựng nông thôn mới, huyện có 16/16 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 5 xã nông thôn mới nâng cao (chiếm 31%); trong đó, thị trấn Tam Bình đạt chuẩn đô thị văn minh.

Bộ mặt nông thôn của huyện từng bước đổi mới, cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp. Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội ngày càng phát triển, hệ thống giao thông nông thôn đã đảm bảo ô tô đi đến trung tâm tất cả các xã và thị trấn.

Huyện Tam Bình thực hiện thành công mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo ra bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp, tập trung vào 3 loại cây trồng chủ lực gồm lúa, cam sành và rau màu các loại. Từ sự phát triển tích cực của sản xuất nông nghiệp đã từng bước góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân. Thu nhập bình quân đầu người đạt 57,7 triệu đồng/năm, tăng gần 40,5 triệu đồng so năm 2011. Hệ thống giáo dục tiếp tục phát triển cả về quy mô, số lượng và chất lượng. Tất cả các xã và thị trấn đều có trạm y tế đạt chuẩn, đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch đạt chuẩn gần 95%...

Biểu dương, chúc mừng thành tích nổi bật của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện Tam Bình đã đạt được trong xây dựng nông thôn mới, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Lữ Quang Ngời nhấn mạnh, huyện là căn cứ địa cách mạng quan trọng của tỉnh trong 2 cuộc kháng chiến. Từ một vùng đất còn nhiều khó khăn sau chiến tranh, với sự quyết tâm, nỗ lực, sáng tạo, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân đã đoàn kết, cố gắng vươn lên đạt được kết quả tích cực.

Nhấn mạnh "đạt được đã khó, giữ vững thành tích đã đạt được càng khó khăn hơn", Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và huyện Tam Bình cần tiếp tục phát huy kết quả đạt được, khắc phục hạn chế, khó khăn để tiếp tục nâng chất các tiêu chí huyện nông thôn mới.

Thời gian tới, huyện cần xây dựng kế hoạch, lộ trình và giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng, mức độ đạt được tiêu chí theo quy định của Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới các cấp giai đoạn 2021-2025. Trong đó, huyện tập trung nâng chất các tiêu chí liên quan trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của nhân dân như: Chuyển đổi mạnh cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, y tế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đảm bảo cảnh quan môi trường luôn xanh - sạch - đẹp; phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao.

Huyện nâng cao hiệu quả thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp; vận động người dân liên kết sản xuất gắn với chuỗi giá trị ngành hàng, có hợp đồng cung ứng và bao tiêu sản phẩm từ khâu sản xuất đến thu mua, đóng gói, chế biến, tiêu thụ qua đó nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, giảm bớt khâu trung gian, tăng thu nhập cho nông dân.

Ngoài ra, huyện tiếp tục phát huy thế mạnh về vi trí địa lý để thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp - dịch vụ nhằm phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập; phối hợp đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động. Mặt khác, huyện phát triển đô thị gắn với xây dựng nông thôn mới; bố trí nguồn lực hợp lý để duy tu, sửa chữa các công trình, nhất là đường giao thông nông thôn.

Dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long tặng Cờ thi đua cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Tam Bình có thành tích đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023; tặng Bằng khen cho 3 tập thể và 7 cá nhân có thành tích đóng góp cho phong trào xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ công trình phúc lợi trị giá 10 tỷ đồng.

Huyện Tam Bình là địa phương thứ 3 của Vĩnh Long đạt chuẩn nông thôn mới. Đến nay toàn tỉnh có 75/87 (đạt 86,2%) xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 32 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Có 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới./.

Kể từ đầu năm đến nay, Đồng Tháp đã có thêm 3 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023. Qua đó góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên toàn tỉnh.

Cụ thể, ngày 03/7/2024, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 588/QĐ-TTg về việc công nhận huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.

Toàn huyện Châu Thành có 11/11 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 03 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao, gồm các xã: Tân Nhuận Đông, An Nhơn và Tân Bình; thị trấn Cái Tàu Hạ đạt chuẩn đô thị văn minh. Với sự nỗ lực, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và Nhân dân trong suốt 13 năm triển khai xây dựng nông thôn mới, đến nay, bộ mặt nông thôn huyện Châu Thành có nhiều thay đổi, phát triển vượt bậc, diện mạo nông thôn chuyển biến tích cực. Thu nhập bình quân đầu người của huyện Châu Thành đạt hơn 62 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ nghèo đa chiều còn 1,87% (so với năm 2011 giảm 12,08%).

Toàn huyện Châu Thành có hơn 506 km được nhựa hóa, bê tông hóa, đạt 96,55% (tăng 73,5% so với năm 2011); 100% số xã, thị trấn có hệ thống điện đạt chuẩn; 100% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 95%. Bên cạnh đó, Huyện có 18 hợp tác xã và 338 tổ hợp tác, 15 hội quán hoạt động có hiệu quả; cùng 11 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ cá tra, lúa gạo, nhãn, sầu riêng, khoai lang, xoài, với tổng diện tích liên kết 931 ha; có 38 sản phẩm OCOP, trong đó có 01 sản phẩm 5 sao v.v..

Sau huyện Châu Thành, trong tháng 8/2024, 2 huyện Lấp Vò và Lai Vung cũng lần lượt được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 855/QĐ-TTg và Quyết định số 856/QĐ-TTg công đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.

Trong thời gian qua, huyện Lấp Vò triển khai nhiều giải pháp nỗ lực trong việc huy động các nguồn lực để thực hiện xây dựng nông thôn mới. Đến nay, diện mạo nông thôn của Huyện có nhiều khởi sắc. Điển hình là Huyện mở 23 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó đào tạo theo địa chỉ là 15 lớp, với 525 học viên và đào tạo nghề cho lao động nông thôn 8 lớp, với 151 học viên. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 76%, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 57%; có 209/175 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đạt 119,42% so với chỉ tiêu đã giao.

Trong năm 2023, huyện Lấp Vò thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP, hiện Huyện có 41 sản phẩm OCOP, gồm: 4 sản phẩm 4 sao và 37 sản phẩm đạt 3 sao; tỷ lệ dân cư tham gia bảo hiểm y tế đạt 95,27/95% chỉ tiêu; thu nhập bình quân đầu người đạt 63,763 triệu đồng/người/năm...

Ngoài ra, huyện Lấp Vò tập trung khai thác các loại hình du lịch như: sinh thái, văn hóa tâm linh, làng nghề... Đặc biệt là Khu du lịch Văn hóa Phương Nam phát triển mới các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí thu hút nhiều du khách đến tham quan. Ngoài ra, Huyện cũng tập trung phát triển văn hóa du lịch Chợ ma Định Yên nhằm phát huy giá trị làng nghề dệt chiếu thủ công và tái hiện không gian Chợ ma Định Yên - Lấp Vò - Đồng Tháp gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2023 - 2025.

Tương tự, xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và Nhân dân, huyện Lai Vung đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ nhằm thay đổi diện mạo nông thôn, nâng mức hưởng thụ về vật chất và tinh thần của người dân. Toàn huyện hiện có 11/11 xã được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 4 xã: Tân Dương, Tân Thành, Vĩnh Thới, Tân Phước đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; các xã còn lại đạt từ 8 - 16 tiêu chí nông thôn mới nâng cao.

Các ngành, cấp của huyện tập trung khai thác tốt thế mạnh về nông nghiệp của địa phương. Trong đó, chú trọng triển khai Đề án chuyển đổi số ngành nông nghiệp, nhân rộng diện tích ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc và mã số vùng trồng. Nhờ vậy, cơ cấu cây trồng dần chuyển sang các loại cho giá trị cao; các mô hình khuyến nông đang phát huy hiệu quả. Huyện cũng quan tâm thực hiện các chủ trương, chính sách hỗ trợ cho người dân tiếp cận được kiến thức, kỹ thuật sản xuất, thông tin thị trường... nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Huyện Lai Vung cũng đặc biệt quan tâm nâng cao tay nghề lao động, gắn kết các hoạt động sản xuất, phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác. Huyện tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp an toàn theo quy trình VietGAP. Hiện trên địa bàn huyện có 134 vùng trồng được cấp mã số với diện tích hơn 6.166 ha. Đến nay, toàn huyện có 36 sản phẩm OCOP (trong đó có 35 sản phẩm đạt 3 sao, 1 sản phẩm đạt 4 sao)...

Lũy kế đến quý I/2024, tỉnh Đồng Tháp có 03 đơn vị hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới là: Thành phố Sa Đéc, thành phố Cao Lãnh và thành phố Hồng Ngự và 02 huyện: Tháp Mười, Cao Lãnh đạt chuẩn nông thôn mới. Với 3 huyện Châu Thành, Lấp Vò, Lai Vung được công nhận huyện nông thôn mới năm 2023, Đồng Tháp sẽ có thêm động lực để tiếp tục nỗ lực, phấn đầu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024./.

Huyện Cầu Ngang có hơn 81% đất nông nghiệp, bà con dân tộc Khmer chiếm gần 38% dân số. Trước khi triển khai xây dựng nông thôn mới, tỷ lệ hộ nghèo của huyện chiếm hơn 26% và có gần 6.000 hộ sống trong nhà tạm.

Sau 12 năm xây dựng nông thôn mới, hệ thống giao thông được chuẩn hóa, đường bê tông được mở rộng, kết nối đến từng ấp, đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của người dân. Đến nay thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 64,26 triệu đồng/năm, tăng gần 52 triệu đồng/năm so với trước khi xây dựng nông thôn mới. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn hơn 3% (theo chuẩn nghèo đa chiều), nhà tạm được xóa hoàn toàn.

Ông Trần Minh Vĩnh – nông dân sản xuất giỏi của xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang –phấn khởi cho biết: “Được lên nông thôn mới tôi thấy người dân làm ăn phát triển, đời sống được nâng lên. Thứ hai đường sá sạch đẹp, khang trang”.

Còn huyện Duyên Hải cũng là địa phương có đông dân tộc Khmer, với trên 41% dân số. Sau khi chia tách vào năm 2015, hộ nghèo của huyện chiếm 25% dân số. Thu nhập bình quân đầu người gần 45 triệu đồng/năm. Đến năm 2022, con số này đã đạt 61 triệu đồng/năm; tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 2,21%, không còn xã đặc biệt khó khăn.

Tại buổi lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Duyên Hải đạt chuẩn nông thôn mới, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Lê Văn Hẳn biểu dương kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân của huyện đã đạt được trong quá trình xây dựng huyện nông thôn mới.

Chủ tịch Trà Vinh đề nghị trong thời gian tới, huyện Duyên Hải tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu, huyện nông thôn mới nâng cao; giúp cho bộ mặt nông thôn càng giàu đẹp, văn minh, thân thiện với môi trường.

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, quy tụ sức mạnh tổng hợp của đảng bộ, chính quyền và nhân dân, huyện Duyên Hải đã không ngừng nỗ lực phấn đấu chung sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức để đạt được nhiều kết quả tích cực trên tất cả các lĩnh vực. Đến nay, tình hình kinh tế xã hội của huyện có bước phát triển theo hướng tích cực, huyện có 6/6 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 01 thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh. Huyện đạt 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới theo quyết định số 320 của Thủ tướng Chính phủ.

Đến nay, Trà Vinh đã hoàn thành 5/8 tiêu chí tỉnh nông thôn mới; 8/9 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 85/85 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 35 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Tỉnh đặt mục tiêu đạt chuẩn Tỉnh nông thôn mới trước năm 2025, trong đó có 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 1 đơn vị đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Sau khi về đích nông thôn mới, 2 xã Đức Giang, Tiền Yên đã tranh thủ sự quan tâm của thành phố Hà Nội và huyện Hoài Đức, tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng nông thông mới nâng cao. Tính riêng 5 năm trở lại đây, hàng chục tỉ đồng đã được các địa phương huy động để nâng cao các tiêu chí nông thôn mới.

Đến nay, 2 xã Đức Giang, Tiền Yên đã đạt 19/19 tiêu chí theo Quyết định số 3098/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội quy định Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025.

Việc lấy ý kiến sự hài lòng của người dân cũng được Mặt trận tổ quốc các xã thực hiện nghiêm túc; kết quả sự hài lòng của nhân dân đạt rất cao. Ông Phạm Văn Bính, Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Lưu Xá, xã Đức Giang cho biết, những năm qua, bộ mặt nông thôn đã có nhiều đổi thay tích cực, người dân phấn khởi và rất ủng hộ chính quyền trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Đối với xã Lại Yên, sau khi được UBND thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, chính quyền địa phương cũng khẩn trương bắt tay vào xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Đến nay, địa phương cũng đã đủ điều kiện đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trên 5 lĩnh vực.

Trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, 3 xã: Lại Yên, Đức Giang, Tiền Yên đã xây dựng kế hoạch cụ thể theo từng năm, cân đối nguồn vốn và các điều kiện thực hiện. Nhờ đó, 3 địa phương không để xảy ra nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới.

Sau khi nghe các phòng, ban của huyện Hoài Đức và đại diện các xã trao đổi, làm rõ các nội dung, các thành viên Đoàn thẩm định Thành phố đã thống nhất 3 xã Lại Yên, Đức Giang, Tiền Yên đủ điều kiện trình Hội đồng thành phố Hà Nội xem xét, trình cấp có thẩm quyền công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu năm 2023.

Với việc 3 xã Lại Yên, Đức Giang, Tiền Yên đủ điều kiện về đích nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, đến nay, 11/11 xã theo kế hoạch về đích nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu năm 2023 của huyện Hoài Đức đều đã hoàn thành mục tiêu. Trước đó, 8 xã khác đã được thẩm định đủ điều kiện về đích là Minh Khai, Cát Quế, Đắc Sở, Đông La, Vân Canh, Di Trạch, La Phù và An Thượng. Trong đó, 9 xã đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao, 2 xã đạt tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu.