TP HCMCục Thi hành án dân sự đang hoàn tất thủ tục để chuyển hơn 82 tỷ đồng đợt một cho hơn 4.500 bị hại của địa ốc Alibaba theo tỷ lệ.
TP HCMCục Thi hành án dân sự đang hoàn tất thủ tục để chuyển hơn 82 tỷ đồng đợt một cho hơn 4.500 bị hại của địa ốc Alibaba theo tỷ lệ.
Sáng ngày đầu tiên diễn ra phiên xét xử (8.12), an ninh phiên tòa được thắt chặt. Cảnh sát hỗ trợ tư pháp, bảo vệ tòa án canh gác ở lối ra vào khu vực xét xử để kiểm tra giấy tờ người tham dự phiên tòa. Lực lượng CSGT điều tiết giao thông ở các tuyến đường xung quanh tòa án; nhân viên y tế túc trực ở tòa để theo dõi và thăm khám sức khỏe cho các bị cáo.
Do số lượng bị hại đặc biệt lớn, trước phiên xét xử, TAND TP.HCM đã có thông báo đến các bị hại về thời gian xét xử và kế hoạch xét hỏi. Các bị hại trong 58 dự án sẽ tham gia phần xét hỏi từ ngày 13 - 21.12.2022. Bị hại chỉ cần đến đúng thời gian theo thông báo và mang theo phiếu thu, hợp đồng chuyển nhượng và giấy tờ tùy thân.
Từ sáng 8.12, đã có hàng trăm bị hại đến tòa án, mang theo hồ sơ để làm thủ tục tham gia phiên xét xử và được thư ký tòa hướng dẫn. Đến khoảng 8 giờ 30, HĐXX khai mạc phiên tòa và mất gần 2 tiếng để phổ biến nội quy phiên tòa, thẩm vấn lý lịch…
Chủ tọa Trần Minh Châu cho biết thời gian xét xử diễn ra liên tục từ ngày 8.12 - 6.1.2023 và xét xử cả ngày thứ bảy, chủ nhật. Khi xét hỏi sẽ theo thứ tự HĐXX, đại diện VKS đến các luật sư; chỉ hỏi một lần và không quay lại hỏi. Sau khi xét hỏi xong, bị hại sẽ được ra ngoài.
Ngày đầu tiên xét xử vụ án, thêm nhiều bị hại đến tòa án làm thủ tục
Do số lượng bị hại lên đến hàng nghìn người nên trước đó, HĐXX đã thông báo đến các bị hại và đã lên danh sách. Tuy nhiên, nếu người dân chưa có trong danh sách bị hại nhưng có đủ chứng cứ, hồ sơ, tài liệu chứng minh, HĐXX vẫn xem xét. Quá trình xét xử, tòa vẫn sẽ tiếp nhận và khi xét hỏi sẽ đưa những người này tham gia tố tụng với tư cách bị hại để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
Trong vụ án, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc điều hành Công ty Alibaba), Nguyễn Thái Lĩnh (Tổng giám đốc Công ty Alibaba, em ruột Luyện), Nguyễn Thái Lực (31 tuổi, em ruột của Luyện và Lĩnh, Trợ lý Chủ tịch HĐQT Công ty Alibaba) và Võ Thị Thanh Mai cùng 18 bị cáo bị đưa ra xét xử về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Ngoài tội danh trên, 2 bị cáo Võ Thị Thanh Mai (vợ bị cáo Luyện, cựu Giám đốc Công ty Alibaba Law Firm) và Nguyễn Thái Lực còn bị đưa ra xét xử thêm về tội “rửa tiền”. Riêng bị cáo Huỳnh Thị Kim Thắng (kế toán Công ty Alibaba) bị đưa ra xét xử về tội “rửa tiền”.
Trong vụ án, bị cáo Võ Thị Thanh Mai được tại ngoại vì đang nuôi con nhỏ; bị cáo Huỳnh Thị Kim Thắng được tại ngoại để chữa bệnh.
Đây là vụ án với nhiều con số “khủng”; hồ sơ hơn 1 triệu bút lục được chở đến tòa bằng 2 xe tải. Có 3.986 bị hại đến từ các tỉnh thành trong nước và 100 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan; hơn 40 luật sư bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo, bị hại.
Để phục vụ cho phiên xét xử, TAND TP.HCM đã dựng 3 rạp lớn với khoảng 2.000 chỗ ngồi và chuẩn bị màn hình lớn, bục khai báo, camera... tại sân tòa để người tham gia phiên tòa theo dõi, trình bày ý kiến. Đội ngũ phục vụ phiên tòa khoảng 200 người, gồm: lực lượng an ninh phiên tòa, nhân viên y tế, phòng cháy chữa cháy…
Theo cáo trạng, Công ty Alibaba được thành lập năm 2016 với vốn điều lệ 1 tỉ đồng; thay đổi lần thứ 3 vào năm 2017 với vốn điều lệ 1.700 tỉ đồng. Nguyễn Thái Luyện thành lập 22 công ty và chỉ đạo người thân, nhân viên đứng tên để nhận chuyển nhượng số lượng lớn đất nông nghiệp tại các tỉnh: Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận…
Các cá nhân này sau khi nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp, ủy quyền lại cho các pháp nhân trực thuộc Công ty Alibaba mà Luyện thành lập. Từ đó, Luyện đã “vẽ” lên các dự án không có thật trên nền đất nông nghiệp; phân lô, tách thửa trái quy định và dùng truyền thông để quảng cáo bán dự án.
Luyện thu hút khách hàng bằng cách cam kết mua lại với giá cao hơn từ 30% sau 12 tháng hoặc 38% sau 15 tháng kể từ ngày nộp tiền; hoặc thuê lại với giá 2%/tháng kể từ ngày ký và thanh toán 95% giá trị hợp đồng. Khi đến hạn, hầu hết khách hàng đều không nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như cam kết. Công ty Alibaba chuyển sang hình thức trả lãi hoặc thu mua trở lại theo các “hợp đồng quyền chọn” hoặc phụ lục hợp đồng kèm theo.
Thực chất, các dự án trên được vẽ trái phép trên một diện tích đất nông nghiệp đặc biệt lớn, không phải là đất thổ cư như trong hợp đồng chuyển nhượng thể hiện. Tổng cộng, Luyện và đồng phạm đã “vẽ” ra 58 dự án không có thật, lừa bán cho hàng nghìn người, chiếm đoạt số tiền hơn 2.400 tỉ đồng.
Đối với hành vi rửa tiền, ngày 21.11.2019, bị cáo Mai chỉ đạo Lĩnh nộp 50 tỉ đồng tiền khách hàng mua đất tại Công ty Alibaba vào tài khoản của Lực và chỉ đạo Lực rút tiền, mở sổ tiết kiệm. Sau đó, Mai chỉ đạo Lực rút 31 tỉ đồng để mở sổ tiết kiệm cho Thắng và chỉ đạo Thắng rút 18 tỉ đồng để mua 2 căn nhà tại tỉnh Đồng Nai; còn lại 13 tỉ đồng.
Đến tháng 9.2019, khi Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM khởi tố vụ án Công ty Alibaba lừa đảo, Mai chỉ đạo Thắng chuyển toàn bộ số tiền gốc và lãi (hơn 13,9 tỉ đồng) vào tài khoản do Mai đứng tên. Sau đó, Mai chuyển 13 tỉ đồng vào tài khoản của Lực, rồi chỉ đạo Lực rút ra và giao lại cho Mai để trả nợ, tiêu xài. Cả 3 đều thừa nhận biết đây là tiền bất hợp pháp, do Luyện lừa đảo mà có.
Dự kiến hôm nay (9.12), phiên tòa bước vào phần xét hỏi.
Nhận biết các công ty lừa đảo xin việc.
Các công ty chân chính không bao giờ thu tiền lệ phí của người xin việc, nếu có thì rất ít, có thể chỉ là vài chục ngàn để mua hồ sơ hay gì đó, nhưng không đáng kể.
Ngay trước khi đọc những bài chia sẻ kinh nghiệm bị lừa khi đi xin việc, tôi đã có ý định viết vài dòng để cảnh báo cho các bạn - những người đang hy vọng tìm kiếm được một công việc phù hợp cho bản thân.
Tôi nghĩ sau khi đọc bài viết, nhiều bạn sẽ nhận ra rằng chính họ cũng bị lừa như thế ít nhất một lần, vì vậy dù đã có người nói rồi nhưng tôi vẫn muốn nói lại, mong rằng đây sẽ là bài học cảnh giác cho những ai chưa mắc phải. Tôi không may mắn đủ tỉnh táo để tránh bị lừa như một số bạn chia sẻ, bản thân tôi bị lừa tới 2 lần.
Lần đầu, tôi vẫn cứ ngỡ là do mình chưa học tốt theo yêu cầu của công ty tuyển dụng nên không đạt yêu cầu. Sau khi thi trượt bài vấn đáp, tôi đã dằn vặt và thất vọng khá lâu vì cứ ngỡ đã để mất một cơ hội vào làm ở một công ty tốt.
Nhưng đến lần thứ 2 thì tôi đã hiểu ra rằng dù tôi có kinh nghiệm làm việc thực tế tốt tới đâu, tôi có học theo đúng yêu cầu của họ tốt tới đâu thì họ cũng sẽ có thừa cách để làm tôi phải trượt kỳ thi đầu vào do họ đưa ra.
Tại sao tôi dám khẳng định là họ cố ý đánh trượt chứ không phải do tôi chưa học thật sự nhiệt tình, chăm chỉ? Đó là vì lần đầu họ đưa cho tôi luật phòng cháy chữa cháy bảo về học để thi 10 câu vấn đáp trong 10 phút.
Tôi học rất kỹ từng từ trong văn bản luật, nhưng khi thi họ bắt bẻ từng từ, từng chữ, còn nói rằng: "Em học thì phải hiểu sâu chứ không phải chỉ có như thế". Đã là luật thì phải đúng từng từ chứ, hơn nữa đưa cho tập tài liệu bảo về đọc thì các bạn bảo hiểu sâu kiểu gì?.
Rồi khi gặp câu hỏi tôi chưa nhớ ra ngay được nên xin chuyển thành câu khác thì họ đánh trượt câu đó luôn, mặc dù họ cho tôi được chuyển câu hỏi 2 lần, đã gọi là được chuyển mà còn đánh trượt thì sao gọi là chuyển? Tóm lại là còn một vài kiểu bắt bẻ khác nữa mà tôi không kể ra hết được.
Lần thứ 2 thì họ đưa ra bản quy chế nhân viên, bảo là phải học thuộc thì mới được vào làm việc. Tới khi tôi đến thi thì họ đưa ra một đề thi gồm 3 câu rất dài (kể cả có tóm tắt cũng vẫn rất nhiều ý, hơn nữa là quy định thì nhiều cái không thể tùy tiện bỏ bớt ý được) và yêu cầu làm trong 10 phút.
Tôi góp ý rằng: "Thi vấn đáp người ta còn cho một phút làm một câu để suy nghĩ, các anh chị cho đề dài thế này thì có trả lời bằng miệng cũng không kịp chứ nói gì viết".
Ngay lập tức cô gái đưa đề cho tôi thay đổi thái độ, trợn mắt lên nói: "Đấy là việc của chị chứ, em đã nói trước là công ty sẽ cho thi viết hoặc phỏng vấn mà. Bài của chị, em sẽ trình lên giám đốc chấm".
Tôi nói cô ta không cần phải trình đâu, vì thực ra tôi biết kiểu làm việc của công ty rồi, chẳng có ông giám đốc nào hết, chỉ có cô ta và một người nữa ở văn phòng đó thôi.
Tôi đến đây làm bài thi để xem công ty cô ta cho thi như thế nào chứ kết quả thì tôi xác định từ trước rồi. Nói chung là tôi chỉ đến vạch mặt cô ta thôi chứ không còn tư tưởng cố làm bài thật tốt để được vào làm, mặc dù lúc viết bài tôi cũng cố viết hết khả năng xem đến đâu.
Sau 2 lần bị lừa, có thể nhiều bạn nói tôi ngốc nên thế chứ người khác thì nhìn ra mánh khóe ấy lâu rồi. Nhưng xin thưa là không hẳn là tôi ngốc nên bị lừa đâu ạ, có thể người từng bị lừa sẽ hiểu điều tôi nói sau đây.
Lúc đóng tiền cho họ, đầu óc tôi trống rỗng, không còn tỉnh táo, có thể là do quá nóng vội tìm kiếm việc, không còn đủ bình tĩnh sáng suốt sau thời gian dài tìm việc nên đã mất cảnh giác, ngay cả với những chiêu trò đơn giản mà bình thường sẽ không bao giờ mắc phải, và tôi cũng không phải sập bẫy vì tham việc nhàn hay lương cao.
Bình thường nếu có ai kể câu chuyện này có lẽ tôi cũng cười bảo họ thật ngốc. Nhưng giờ tôi đã hiểu tại sao con người ta lại có thể vẫn sập bẫy dù biết đó là bẫy. Vì vậy, đừng bạn nào quá tự tin là mình sẽ chẳng bao giờ bị lừa như thế. Cảnh giác vẫn hơn bạn ạ, đôi lúc mình không thể tự chủ được đâu rồi lọt vào bẫy của họ lúc nào không hay.
Tôi chỉ đúc kết ra một số điều này để các bạn chú ý mà tránh. Các công ty chân chính không bao giờ thu tiền lệ phí của người xin việc, nếu có thì rất ít, có thể chỉ là vài chục ngàn để mua hồ sơ hay gì đó, nhưng không đáng kể. Trường hợp làm ở một vài vị trí đặc biệt liên quan tới tài sản của công ty thì có thể họ yêu cầu thế chấp bằng cấp hoặc tiền mặt.
Các công ty không bao giờ đi thuê một mặt bằng bên ngoài để làmvăn phòng tuyển dụng (có thể tôi chưa gặp công ty như thế nên không rõ). Thông thường với công ty lớn họ sẽ có phòng nhân sự riêng, còn công ty nhỏ thì phỏng vấn trực tiếp tại một bàn nào đó trong văn phòng làm việc chung.
Tóm lại là phải phỏng vấn ở chính văn phòng của công ty đó, thường các công ty chỉ tách riêng kho chứ không bao giờ tách phòng nhân sự riêng ra ngoài. Không bao giờ có chuyện lấy các quy chế, luật lệ ra để làm bài thi bắt buộc đầu vào.
Những công ty thực sự cần người họ sẽ thi tuyển về trình độ chuyên môn, còn quy chế, luật lệ họ sẽ đào tạo cho nhân viên sau khi nhận vào làm chứ không lấy đó để làm tiêu chuẩn xét tuyển. Không công ty nào đánh giá khả năng của bạn thông qua việc bạn không kịp trả lời hết câu hỏi của họ trong thời gian quy định.
Nếu đi xin việc mà gặp phải những công ty thông tin tuyển dụng không đúng như họ đã đăng tin thì nên rút ngay. Các thông tin từ tên công ty, số điện thoại, địa chỉ luôn cố định, không có chuyện đăng tuyển vị trí này rồi lại bảo hết để chuyển sang vị trí khác.
Các công ty chân chính họ sẽ có thời gian tuyển cụ thể, rồi sàng lọc hồ sơ để chọn ứng viên tốt nhất chứ không phải kiểu nói một đằng làm một nẻo. Nhưng nơi bạn đến xin việc mà chỉ chăm chú vào việc thu tiền thì đương nhiên là họ không cần người làm việc rồi, họ chỉ sốt sắng đến khi thu xong tiền là hết.
Các công ty chân chính chỉ quan tâm đến năng lực, điều kiện ứng viên có đáp ứng được công việc lâu dài không thôi. Bạn đừng bao giờ nộp tiền hay ký vào những giấy tờ mà không có căn cứ pháp luật nào như dấu đỏ của công ty, đặc biệt là các phiếu thu tiền, hợp đồng… những thứ ấy mua bên ngoài lúc nào cũng sẵn có nên ai chẳng làm giả được.
Nếu chứng từ có dấu đỏ thì bạn phải được giữ một bản đề làm cơ sở tố cáo sau này nếu họ lừa đảo. Không có nhiều công ty kinh doanh đa ngành nghề tới mức tuyển đủ các vị trí chẳng liên quan gì tới công việc chính của họ đang kinh doanh.
Giả sử, dù có làm phân phối sản phẩm thì họ cũng không thể tuyển một người trông quán net hoặc nhặt bóng, bán vé xem phim, đừng bao giờ nghĩ là họ làm đa ngành nghề.
Những thông tin tuyển dụng không rõ ràng, chỉ chung chung một nội dung là tuyển nhân viên cho bộ phận nào, không yêu cầu trình độ, hoặc công việc nhàn hạ, mức lương cao thì chắc chắn chỉ là mồi câu thôi.
Ai từng đi làm, từng bỏ tiền thuê người làm thì sẽ hiểu công sức, trình độ phải tương xứng với đồng tiền, không nên đòi hỏi quá tham lam vào cái mình không xứng đáng. Nếu bạn nào thấy những công ty tuyển dụng có vấn đề như tôi nói thì tốt nhất nên rút lui sớm, đừng như tôi dính bẫy rồi vẫn hy vọng là sẽ có công việc tốt, hy vọng cố gắng rồi họ sẽ nhận.
Mục đích của những công ty lừa đảo là tiền, sau đó họ sẽ tìm mọi cách để bạn không đủ điều kiện vào làm. Bạn sẽ không thể kiện cáo gì họ vì đúng là bạn không qua được yêu cầu vô lý của họ và bạn chẳng có giấy tờ gì để chứng minh họ đã lừa bạn cả.
Đối với những kẻ lừa đảo đó, tôi cũng không hề oán giận họ. Tôi nghĩ việc đi lừa những con người đang thất nghiệp là vô cùng thất đức và rồi họ sẽ nhận được báo ứng trên chính cuộc đời mình hoặc con cháu mình.
Người thất nghiệp không có tiền, nhiều người phải vay mượn sống qua ngày, vay tiền để xin việc, nhiều người còn ở bước đường cùng vậy mà họ nhẫn tâm nhắm vào những con người chỉ sống bằng hy vọng kiếm được một công việc chân chính, sống bằng sức lao động của mình. Với tôi đó cũng là một tội ác.
Thôi thì chúng ta nên biết tự bảo vệ mình vậy. Ai đã lơ bị lừa như tôi thì cũng là bài học để đời, ai chưa bị lừa thì cố gắng tỉnh táo đừng sập bẫy.
Trường hợp bị mắc lừa do xin việc làm, nếu thấy rằng có thể Tố cáo người mình cho là đã lừa đảo mình về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự hiện hành.
Hoặc có thể liên hệ với Luật sư để được tư vấn, hướng dẫn hoặc hỗ trợ trong việc Tố cáo hành vi lừa đảo.
Trích Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.