Vẽ Tranh Quê Hương Đơn Giản Mà Đẹp Bằng Bút Chì

Vẽ Tranh Quê Hương Đơn Giản Mà Đẹp Bằng Bút Chì

Vẽ bằng bút chì chỉ trong 6 bước đơn giản

Vẽ bằng bút chì chỉ trong 6 bước đơn giản

Vẽ chân dung bằng bút chì cần những gì?

Trước khi nắm được các bước vẽ chân dung, chúng ta cùng đi tìm hiểu những yêu cầu trước khi vẽ chân dung, để tác phẩm được hoàn hảo hơn. Với những bạn mới bắt đầu học vẽ, khi hoàn thành một bài hình họa, những nét vẽ thường bị cứng nhắc, không mượt mà và vô hồn. Đây là điều chẳng ai mong muốn đối với môn hình họa này.

Và chắc chắn, mỗi cá nhân đều muốn khả năng của mình được nhìn nhận một cách chất lượng nhất có thể. Do đó, các bạn thường tìm đến sự giúp đỡ của các tư liệu hình họa trong sách. Việc làm này không phải là sai, tuy nhiên với khối tư liệu khổng lồ, đủ loại phong cách khác nhau, được trình bày một cách vắn tắt sẽ gây khó khăn cho những người mới bắt đầu.

Để vẽ được chân dung, bạn cần phải nỗ lực học hỏi, chăm chỉ

Các bước vẽ chân dung bằng bút chì

Khi bắt đầu một bài vẽ chân dung, bạn nên bắt đầu học cách vẽ cơ bản. Thông thường, các bạn hay bắt đầu từ những đường cong. Điều này là không sai, tuy nhiên nó sẽ gây khó khăn và làm cho bạn lúng túng. Bởi, để vẽ được những đường cong một cách chính xác nhất rất khó.

Do đó, bạn nên chia đường cong thành những phân đoạn nhỏ để khái quát hình thể, đồng thời làm khung định hình cho đường cong. Chắc chắn, đường thẳng thì ai cũng có thể vẽ được, vì chỉ cần tìm 2 điểm nối vào nhau.

Từ đó, bạn hãy dùng các đoạn thẳng để bắt các hướng chính của mẫu. Bên cạnh đó, bạn cần khái quát tổng thể một cách nhanh chóng. Các bước vẽ chân dung cực kỳ quan trọng, nên bạn cần phải lưu ý và thực hành nhuần nhuyễn nếu muốn tiến xa hơn trong lĩnh vực này.

Ở bước này, bạn nên vẽ thật nhẹ tay, vì chúng ta sẽ thực hiện bước thứ 2 chồng lên bước thứ nhất. Do đó, khi thực hiện, bạn đặt bút chì hơi nghiêng trên mặt giấy, phần cổ tay và khớp vai cần được thả lỏng, lực cầm cũng không được quá chặt. Đối với những nét vẽ bị sai và thừa, bạn không nên tẩy đi. Bởi, có khi chúng có thể tạo ra hiệu quả rung của hình thể, giúp cho bài vẽ mềm mại hơn rất nhiều.

Đối với những nét vẽ bị sai và thừa, bạn không nên tẩy đi

Đến bước thứ 2, bạn sẽ tập trung phân tích hình khối. Bạn trình bày hết các hiểu biết về hình thể của mình lên trên mặt giấy. Chúng có thể là bài vẽ khó và hơi thô, nhưng không sao cả, vì đây mới là những bước đầu tiên, thà khô cứng máy móc còn hơn hời hợt đúng không nào!

Ở bước này, bạn cần chú ý với những nét phía bên tối thì phác thảo dày và xốp. Còn đối với bên sáng thì nên thưa và mỏng, dựng kỹ đường giáp ranh giữa 2 vùng sáng tối.

Với bước thứ 3, bạn chỉ cần dựa theo các khung ảnh đã được dựng và bắt đầu thực hiện việc vẽ đậm nhạt. Bạn không nên lên bóng của từng chi tiết nhỏ, mà lên những diện lớn trước.

Việc lên bóng chính là bước cuối cùng, đây cũng là bước quan trọng nhất, đòi hỏi bạn phải khéo léo. Sự tư duy hình thể cũng như sự tỉ mỉ trong công việc đòi hỏi rất cao. Tốt nhất là bạn nên nối liền toàn bộ vùng bóng tối thành 1 tuyến lớn để tách hình thể thành 2 phần sáng và tối. Ban đầu, bạn chỉ nên vẽ 2 sắc độ, khi tương quan lớn đã xong, bạn mới thêm đậm bằng cách trồng thêm các lớp chì theo hướng của khối (khối nghiêng hướng nào thì nét nghiêng sẽ theo hướng đó).

Việc lên bóng chính là bước cuối cùng, đây cũng là bước quan trọng nhất

Ở công đoạn này, bạn luôn phải vẽ trong trạng thái nheo mắt hoặc vẽ được một phần, bạn nên lùi ra xa để xem tương quan. Trong các bước vẽ chân dung bằng bút chì, điều này rất cần thiết, bởi nó sẽ giúp bạn tự đánh giá bài vẽ một cách khách quan. Bạn tiếp tục vẽ thô, không nên vội trau chuốt hình thể và hạn chế dùng tẩy, chỉ những phần nào nghiêm trọng thì mới tẩy bớt đi.

Và để có được một nét vẽ đẹp và hoàn chỉnh, bạn cần luyện tập chăm chỉ, nhằm giúp cho đôi tay khéo léo cũng như một đôi mắt nhạy bén để quan sát thật kỹ vật mẫu của mình.

Trở thành chuyên gia trong lĩnh vực hội hoạ bằng cách đăng ký khoá học online qua video. Khoá vẽ online học cùng chuyên gia với nội dung bài giảng chi tiết sẽ giúp bạn thành thạo công cụ vẽ, nắm vững hơn tư duy hội họa, hình khối, dáng người, thiết kế để phục vụ tốt nhất cho công việc. Đăng ký ngay nhé.

Design Sketching - Học vẽ cơ bản cho người mới bắt đầu

Vẽ đường thẳng liên tục (Continuous line drawing)

Bài tập thứ hai là sự phát triển của blind contour drawing

Bài tập thứ hai này là sự phát triển của blind contour drawing và bao gồm các nét liên tục. Lần này khi bạn vẽ, liếc mắt thường xuyên xuống giấy hơn khi vẽ theo đường nét của chủ thể.

Hãy bắt đầu bằng nét mỏng và khi bạn tự tin hơn với hình dạng bạn đang quan sát, hãy vẽ đậm hơn và thử các độ đậm khác nhau xuyên suốt bức hình. Đừng quan trọng tỉ lệ phải chính xác, thay vào đó hãy để tâm hơn tới quá trình quan sát và vẽ thực sự mà không nghĩ quá nhiều về bức vẽ.

Mời các bạn xem video dạy vẽ môi miễn phí trong chuỗi chương trình Draw to Free để được hướng dẫn chi tiết hơn Tại đây.

Video được thực hiện trong chuỗi chương trình Draw to Free, được phát trực tiếp trên Fanpage Zest Art. Diễn ra vào tối thứ 5 hàng tuần. Mỗi tuần sẽ là một chủ đề khác nhau kèm theo những phần quà hấp dẫn. Hay theo dõi trang và học vẽ tại nhà cùng Zest nhé.

Hi vọng rằng sau bài viết này các bạn có thể tự tin vẽ môi đẹp hơn với các bước cơ bản.

Học vẽ tại nhà với các tips vẽ do Zest chia sẻ: Các tips vẽ đơn giản

Tác giả: GV Thùy Linh – Team Zest Mỹ thuật người lớn.

Lưu ý: Bài viết thuộc sở hữu trí tuệ của Zest Art, nghiêm cấm sao chép nội dung và hình ảnh dưới mọi hình thức.

Các bước vẽ chân dung bằng bút chì thật ra không quá khó và yêu cầu kỹ thuật cũng không quá cao. Tuy nhiên, với những người mới “chân ướt chân ráo” học vẽ sẽ gặp nhiều khó khăn để hoàn thành một hình họa hoàn chỉnh. Và các tác phẩm “sơ khai” thường có nét vẽ cứng nhắc, không mượt mà và vô hồn. Và để khắc phục tình trạng này, hãy cùng UNICA tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Vẽ chân dung là việc vẽ tranh mà ở đó người vẽ sẽ tập trung vào điểm nhấn trong khuôn mặt. Các nét vẽ trú trọng vào các bộ phận như mắt, mũi, miệng, mái tóc và biểu cảm của nhân vật. Vẽ chân dung là lĩnh vực đặc thù trong nhành thiết kế, mỹ thuật.

Ngoài ra, khi vẽ chân dung, người vẽ có thể thêm các yếu tố khác như bối cảnh, phông nền nhằm mục đích lột tả chi tiết và sâu sắc hơn tính cách của đối tượng được vẽ.

Một số phong cách vẽ chân dung cơ bản điển hình

- Vẽ chân dung cơ bản bằng chữ: Với cách vẽ chân dung bằng chữ, người họa sĩ sẽ sử dụng một hoặc nhiều loại chữ với kích thước to nhỏ khác nhau và xử lý chúng sao cho khéo léo nhất để tạo nên những nét vẽ minh họa cho mắt, mũi, miệng của nhân vật. Phương pháp vẽ bằng chữ có hai cách trình bày là quan tâm đến từng chi tiết nhỏ hoặc chỉ quan tâm đến các chi tiết chính để đặc tả đặc điểm trên khuôn mặt của nhân vật.

- Vẽ chân dung cơ bản bằng nét rối: Khi nhắc đến loại hình này, thoạt đầu bạn sẽ thấy người họa sĩ vẽ một bức tranh chân dung như đang trêu đùa với cây bút của mình. Để thể hiện chân dung bằng nét rối, những chi tiết chính như mắt, mũi, miệng thì mật độ nét nhiều hơn, phong phú hơn về cách diễn đạt.

- Vẽ chân dung cơ bản bằng cách bôi, di: Để vẽ được kiểu này, người nghệ sĩ sẽ sử dụng cách di nét, làm nhòe nét sao cho sắc độ mịn và đều.

- Vẽ chân dung cơ bản theo cách kết hợp di nét và đi nét bảng lớn: Với cách vẽ này, nhân vật chính trong bức tranh sẽ trông trở nên có hồn hơn. Cách này thường được áp dụng hiệu quả khi người nghệ sĩ muốn thể hiện sự khác nhau giữa da mặt và tóc.

Kết hợp di nét và đi nét mảng lớn khi vẽ chân dung

- Vẽ chân dung cơ bản theo cách lấy mảng lớn sáng tối hơn và chi tiết chính: Khi sử dụng cách vẽ này, người nghệ sĩ không cần lên quá nhiều nét vẽ nhưng người xem vẫn cảm thấy đầy đủ và thú vị.

Vẽ chân dung bằng cách lấy mảng sáng tối

- Vẽ chân dung cơ bản theo cách đan nét tỷ mỉ: Cách vẽ này được sử dụng khá nhiều trong vẽ hình họa. Đây là cách đơn giản nhưng lại khó ở việc xử lý sắc độ ở những khu vực tối. Thế nhưng khi hoàn thành, bức tranh sẽ mang lại độ mềm mại nhất định cho chủ thể.