Vai Trò Của Môi Giới Bất Động Sản

Vai Trò Của Môi Giới Bất Động Sản

Môi giới BĐS chuyên nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với thị trường BĐS nước ta hiện nay. Nhờ vậy họ chính là cầu nối để cung và cầu được gặp, hợp tác với nhau, đưa BĐS trở nên phát triển bền vững hơn. Bên cạnh một số môi giới chân chính thì cũng có một bộ phận “cò đất” tạo hình ảnh xấu gây ảnh hưởng tới ngành nghề BĐS nói chung. Do đó cần phải hiểu đúng về vai trò của người môi giới hiện nay để bên bán và bên mua tin tưởng hơn vào công việc của những người này đang làm.

Môi giới BĐS chuyên nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với thị trường BĐS nước ta hiện nay. Nhờ vậy họ chính là cầu nối để cung và cầu được gặp, hợp tác với nhau, đưa BĐS trở nên phát triển bền vững hơn. Bên cạnh một số môi giới chân chính thì cũng có một bộ phận “cò đất” tạo hình ảnh xấu gây ảnh hưởng tới ngành nghề BĐS nói chung. Do đó cần phải hiểu đúng về vai trò của người môi giới hiện nay để bên bán và bên mua tin tưởng hơn vào công việc của những người này đang làm.

Bên cạnh những môi giới bất động sản làm nghề chân chính thì có không ít môi giới sử dụng chiêu trò để “giăng bẫy” nhà đầu tư. Theo ghi nhận, vài tháng qua những cái bẫy này xuất hiện rất nhiều ở Tp.HCM.

Chỉ trong 5 tháng trở lại đây, tình trạng rao bán dự án “ma” xuất hiện dày đặc ở Tp.HCM. Hồi giữa tháng 8, UBND phường Tân Thới Nhất, quận 12 đã ra văn bản cảnh báo người dân cẩn trọng với một dự án ma do công ty Vietland làm chủ đầu tư. Dự án này nằm trên đường Dương Thị Giang, phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP.HCM.

Hồi tháng 6/2019, UBND quận Bình Tân cũng cảnh báo về 6 doanh nghiệp bán dự án ma bao gồm: Công ty TNHH phát triển nhà ở Nablaland, Công ty Hoàng Kim Land, công ty Đất Vàng Hoàng Gia, Công ty Angel Lina, Công ty Bất Động Sản Anh Kiệt, Công ty TNHH MTV Kinh doanh nhà Năm Tài. Trong đó, Nablaland và Angel Lina là hai đơn vị có nhiều dự án nhất.

Dịp đầu năm, UBND phường Thạnh Xuân, quận 12 cũng đã có văn bản cảnh báo về tình trạng rao bán, sang nhượng đất nền trái phép trên địa bàn. Lợi dụng tâm lý mua đất giá rẻ, nhiều đối tượng đã tiếp thị, phát tờ rơi quảng cáo sai sự thất về 4 khu đất ở phường này.

Mặc dù chính quyền ra sức cảnh báo nhưng các đầu nậu vẫn có nhiều chiêu núp bóng khó kiểm soát. Các đối tượng dùng nhiều chiêu trò hòng dụ những khách hàng tay mơ, tin vào những lời “mật ngọt chết ruồi”. Từ những cái bẫy giăng sẵn này, thời gian qua có không ít nhà đầu tư đã rơi vào cảnh “tiền mất tật mang”.

Người bị lừa thường là người mới đi kinh doanh BĐS, mù mờ về pháp lý và không đi kiểm tra thực tế từng dự án. Chiêu sành sỏi nhất của các đối tượng là núp bóng các công ty lớn để tạo dựng niềm tin với người mua. Mục đích đầu tiên của chúng là nhận tiền cọc, sau đó đổi luôn sim số và “lặn mất tăm”.

Gần đây nhất, vụ việc của công ty Alibaba đã gây chấn động dự luận. Khách hàng tố cáo công ty này bán đất nền tại nhiều dự án “ma” có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Công ty đã quảng cáo bán đất tại nhiều dự án không được cấp phép như dự án Alibaba Center City 5, dự án Tóc Tiên Residence, Alibaba Phú Mỹ Central City (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)… và thu tiền của khách hàng lên tới 95%, tương ứng số tiền trên dưới 1 tỉ đồng mỗi nền đất.

Chiêu thức huy động vốn được Alibaba sử dụng là khách hàng ký hợp đồng thỏa thuận chuyển nhượng đất, hưởng lãi suất cam kết tới 12% sau 6 tháng nhưng đến hạn, công ty chây ỳ không thanh toán hoặc yêu cầu khách hàng tiếp tục đầu tư vào lô đất khác cũng thuộc chủ đầu tư này.

Thực tế cho thấy có rất nhiều khách hàng đã nếm quả lừa từ việc cả tin vào lời hứa hẹn của môi giới. Chị Lan Anh, một nhà đầu tư đất nền tại Q.12, Tp.HCM cho biết chị từng suýt dính vào bẫy của môi giới dự án “ma” khi săn đất nền tại đường Dương Thị Giang, Q.12. “Hồi đầu mình liên hệ thì bạn này giới thiệu dự án do công ty Vietland làm chủ đầu tư. Sau mấy ngày mình dùng số khác gọi lại thì cô này lại bảo dự án này là của Hoàng Anh Land làm chủ đầu tư. Nghi ngờ nên mình đã đi tìm hiểu và phát hiện dự án đó hoàn toàn không có, vậy mà họ quảng cáo là đã bán hết 2/3. Sau này đi mua đất mình rất cẩn thận, muốn tìm hiểu dự án nào thì đến thằng phường đó hỏi có tồn tại không rồi mới liên hệ môi giới”, chị Lan Anh chia sẻ.

Cẩn thận với những “môi giới” ẩn danh

Ngoài việc mua phải dự án không có thật, khách hàng còn dễ mắc bẫy của các môi giới chuyên nghiệp. Vì nhân viên môi giới và những người có tiền thường bắt tay nhau tạo group kín, họ thỏa thuận làm giá mua bán qua lại để dụ những “con mồi” không chuyên nhả cọc.

Một chiêu thức khá phổ biến đó môi giới sẽ “ném” các thông tin ảo về một dự án, quảng cáo rằng rất đắt khách và người mua cứ thế nhảy vào cọc mà không hề quan tâm đến bản chất thật sự dự án đó có tốt như quảng cáo, mức thanh khoản ra sao và có vị thế tốt hay không.

Sau khi dụ nhà đầu tư nhả cọc, các môi giới chuyên nghiệp này sẽ bắt đầu tổng tấn công, ép người mua phải thanh toán theo tiến độ, nếu không thanh toán kịp sẽ bị ngộp và chấp nhận mất cọc. Sau đó, các môi giới này sẽ tiến hành bán lại sản phẩm (với giá mà người kia chịu mất cọc) ra bên ngoài. Người ngoài “thấy ngon ăn” lại nhảy vào mua, sau đó là ôm hàng luôn và không bán lại được.

Theo một số môi giới trong nghề, các đối tượng môi giới đã nhảy vào làm ăn theo kiểu “chụp giật” như trên thường rất rành về thị trường nhưng lại không có chứng chỉ hành nghề môi giới. Họ sẵn sàng đánh đổi giá trị nghề nghiệp để tìm kiếm lợi nhuận dựa trên chiêu thức giăng bẫy các nhà đầu tư. Khi tạo group kín, họ sẽ điều khiển cuộc chơi, thỏa thuận nhau đẩy giá và tìm mồi, họ biết khi nào nên rút khi nào nên buông, chỉ có người mua là chịu thiệt.

Theo số liệu của Hội môi giới BĐS Việt Nam, ở Việt Nam hiện có khoảng 300.000 người tham gia hành nghề. Trong đó: Hà Nội có khoảng 70.000 người, Tp.HCM khoảng 90.000 người, số còn lại ở các địa phương khác. Với đặc thù nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp chưa cao, chỉ có 70% người hoạt động thường xuyên, 20% hoạt động kết với nghề khác. Đặc biệt, chỉ có khoảng 35.000 người đã có Chứng chỉ hành nghề, số còn lại khoảng 265.000 chưa có Chứng chỉ hành nghề.

Trong khi đó, việc thành lập các công ty môi giới lại quá dễ dàng. Nhiều người chỉ cần có trong tay chứng chỉ hành nghề là bắt đầu mở công ty, tuyển nhân viên (người không có chứng chỉ vào làm) khiến cho ngành nghề này trở lên nhiễu loạn. Sau thời gian dài, môi giới BĐS xuất hiện khắp nơi và gần như ai ai cũng có thể trở thành môi giới.

Dó đó các chuyên gia khuyến cáo, khi đi mua đất, mua căn hộ tại các dự án thì ngoài việc phải xem tính pháp lý thì người mua còn phải thận trọng với chính những môi giới dắt mối cho mình. Tốt nhất là nên tìm một môi giới quen biết, nhờ vả thông qua các mối quan hệ để hạn chế thấp nhất các rủi ro. Đặc biệt là với những dự án có giá rao bán quá thấp so với thị trường thì cần phải cẩn trọng hết mức

(Nguồn: Trường Minh – Trí thức trẻ – http://cafef.vn/)

Cần cố vấn pháp lý trong đầu tư bất động sản

Theo Ths. Luật sư Đỗ Đăng Khoa – Giám đốc Công ty Luật Bất Động Sản Hưng Vượng – Đoàn Luật sư TP.HCM. Trong bối cảnh ở Việt Nam nhiều chủ đầu tư dự án vi phạm pháp luật trong quá trình triển khai dự án thì bạn rất rất nên có một luật sư giỏi để cố vấn pháp lý, khi đầu tư bất động sản. Biết bao người “thả gà ra đuổi” – tiền thanh toán rồi mà sau nhiều năm vẫn không có nhà đất. Đòi lại tiền không được, chủ đầu tư bỏ trốn, giải thể, nhiều người tay trắng sau bao năm tích cóp tiết kiệm tiền để đầu tư. Để phòng tránh rủi ro và gặt hái thành công khi đầu tư bất động sản hoặc mua bán nhà đất để ở thì tìm hiểu kỹ về pháp lý là yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất, khách hàng cần quan tâm. Cụ thể pháp lý cần tiếp cận ở 03 góc độ sau đây:

Thứ 1, Tìm hiểu tư cách pháp lý của đơn vị bán bất động sản. Chỉ có chủ đầu tư dự án, chủ sở hữu mới được phép ký kết hợp đồng mua bán nhà đất với khách hàng. Xác định chủ đầu tư phải căn cứ vào các quyết định, văn bản cấp phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và sổ đỏ.

Thứ 2, Tìm hiểu quy hoạch, hạ tầng của dự án và xem xét thấy chủ đầu tư dự án có đủ điều kiện để được phép ký kết hợp đồng bán nhà đất thì hãy quyết định đầu tư.

Thứ 3, Tìm hiểu, đọc kỹ nội dung Hợp đồng trước khi đặt cọc tiền, như Hợp đồng đặt cọc, Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc Hợp đồng mua bán nhà ở…

Từ khóa cần ghi nhớ là: “tìm hiểu kỹ pháp lý nhà đất trước khi xuống tiền” như đã chia sẻ với các bạn ở trên. Sử dụng luật sư cố vấn pháp lý cũng là một trong những bí quyết của những nhà đầu tư chuyên nghiệp giúp họ thành công lớn. (Nguồn: luatsubatdongsan.vn).

Là luật sư tư vấn nhà đất, chúng tôi thấy rằng nhà đất là tài sản có giá trị rất lớn, quan trọng nhất của mỗi người, trong khi nhiều quy định pháp luật điều chỉnh và trên thực tế cũng rất nhiều người đã đổ vỡ, tranh chấp, thua thiệt liên quan giao dịch nhà đất.

Để giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, hạn chế rủi ro, gặt hái thành công trong giao dịch nhà đất, chúng tôi với đội ngũ luật sư uy tín tại tphcm (tp.Hồ Chí Minh), cung cấp dịch vụ sau:

Hơn nữa, là văn phòng luật sư chuyên về nhà đất tphcm, với đội ngũ luật sư nhà đất giỏi tphcm còn tư vấn cho khách hàng giao dịch trong các tình huống khó, như: thủ tục mua bán nhà đất đang thế chấp, thủ tục mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ, thủ tục sang nhượng nhà đất mới nhất, mua bán nhà đất qua người ủy quyền, vay thế chấp nhà đất.

Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà đất

Là một văn phòng luật sư về đất đai uy tín ở tphcm (tp.Hồ Chí Minh), luật sư tranh tụng về đất đai, nhà ở, chúng tôi hiểu biết sâu sắc hệ thống pháp luật về đất đai, nhà ở, xây dựng, kinh doanh bất động sản và nhiều kinh nghiệm thực tiễn qua hàng trăm vụ án dân sự, kinh tế được giải quyết tại Tòa án. Luật sư giỏi về đất đai tại tphcm sẽ đồng hành cùng khách hàng “lo thay, nghĩ hộ khách hàng” giúp khách hàng vượt qua những khó khăn, thách thức gặt hái thành công trong các vụ án tranh chấp về mua bán nhà đất.

Bạn cần luật sư nhà đất uy tín tphcm, để hỗ trợ giao dịch nhà đất thành công hoặc hỗ trợ giải quyết tranh chấp, vui lòng liên hệ:

Email: [email protected]

Văn phòng: số 43, Lê Thị Hồng Gấm, quận 1, Tp.Hồ Chí Minh