Tiệm đang cần gấp thợ nails biết làm bột, chân tay nước, biết làm everything càng tốt. Bao lương quanh năm. Tiệm mở cửa: Monday – Friday từ 9:30 am – 7:00 pm. Saturday từ 9:00 am – 7:00 pm. Sunday từ 11:30 am – 5:30 pm. Tiệm Palace Nails and Spa nằm trong chợ Koger’s. có lượng khách ổn định, khách sang, tip cao. Để biết thêm chi tiết xin liên lạc: (817) 718-2030 gặp Duy or (817) 683-4945 gặp Andy. Thank you so much! Zipcode: 76016 (Tin sẽ hết hạn ngày: 27-02-2022)
Tiệm đang cần gấp thợ nails biết làm bột, chân tay nước, biết làm everything càng tốt. Bao lương quanh năm. Tiệm mở cửa: Monday – Friday từ 9:30 am – 7:00 pm. Saturday từ 9:00 am – 7:00 pm. Sunday từ 11:30 am – 5:30 pm. Tiệm Palace Nails and Spa nằm trong chợ Koger’s. có lượng khách ổn định, khách sang, tip cao. Để biết thêm chi tiết xin liên lạc: (817) 718-2030 gặp Duy or (817) 683-4945 gặp Andy. Thank you so much! Zipcode: 76016 (Tin sẽ hết hạn ngày: 27-02-2022)
Taxi là dịch vụ được nhiều du khách lựa chọn để di chuyển khi đến du lịch tại Phú Quốc, trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ thông tin các hãng Taxi Phú Quốc bao gồm số điện thoại, giá cước và những điều cần lưu ý để giúp bạn có chuyến du lịch thoải mái và trọn vẹn hơn.
Bởi vì sân bay quốc tế Phú Quốc và cả bến tàu ở cảng bãi Vòng nằm xa trung tâm Dương Đông, và tất cả trung tâm ăn uống, chợ đêm Phú Quốc, quán bar bãi biển view đẹp, khách sạn/resort tầm trung... đều nằm tại Dương Đông hết. Nếu bạn ở xa trung tâm mà bỏ qua luôn thưởng thức ẩm thực và không khí tại đây thì là một tổn thất lớn khi đi du lịch Phú Quốc.
Nếu các bạn đều là bạn trẻ và đam mê “phượt” có thể thuê xe máy, nhưng nếu gia đình đông người hoặc cả công ty đi chơi thì phải di chuyển bằng taxi về khách sạn (trừ các khách sạn, resort có xe đưa đón). Các địa điểm vui chơi cũng cách xa nhau và nếu cả đoàn của bạn muốn đi ăn uống tự do thì taxi là phương tiện bạn nên chọn rồi.
Số điện thoại: 0297 38 27 27 27
Vinasun là thương hiệu taxi lâu đời và nổi tiếng không chỉ ở Phú Quốc mà còn trên cả nước, được rất nhiều du khách an tâm sử dụng dịch vụ.
Giá cước taxi Vinasun Phú Quốc:
- Giá cước taxi 4 chỗ Toyota Vios: Giá mở cửa là 11.000 vnd. Từ km tiếp theo đến km thứ 30 là 14.000 vnd. Từ km thứ 31, giá cước là 11.200 vnd. - Giá cước taxi 7 chỗ Toyota Innova J: Giá mở cửa là 11.000 vnd. Từ km tiếp theo đến km thứ 30 là 15.000 vnd. Từ km thứ 31, giá cước là 13.200 vnd. - Giá cước taxi 7 chỗ Toyota Innova G & J mới: Giá mở cửa là 12.000 vnd. Từ km tiếp theo đến km thứ 30 là 16.000 vnd. Từ km thứ 31, giá cước là 14.200 vnd.
Đây là một trong hai hãng taxi lớn nhất ở Phú Quốc. Taxi Mai Linh có sử dụng thẻ thành viên cho khách hàng nên nếu bạn có thẻ thì sử dụng cho tiện luôn nhé. Xe của taxi Mai Linh là xe thương quyền nên buổi tối sẽ khó có xe.
Giá cước taxi Mai Linh Phú Quốc:
- Giá cước taxi 4 chỗ Kia Morning: Giá mở cửa là 10.000 vnd. Từ km tiếp theo đến km thứ 30 là 13.600 vnd. Từ km thứ 31, giá cước là 11.000 vnd. - Giá cước taxi 4 chỗ Hyundai i10: Giá mở cửa là 10.000 vnd. Từ km tiếp theo đến km thứ 30 là 13.900 vnd. Từ km thứ 31, giá cước là 11.600 vnd. - Giá cước taxi 4 chỗ Huynhdai Verna: Giá mở cửa là 11.000 vnd. Từ km tiếp theo đến km thứ 30 là 14.800 vnd. Từ km thứ 31, giá cước là 11.600 vnd. - Giá cước taxi 4 chỗ Vios: Giá mở cửa là 11.000 vnd. Từ km tiếp theo đến km thứ 30 là 15.100 vnd. Từ km thứ 31, giá cước là 12.000 vnd. - Giá cước taxi 7 chỗ Innova J: Giá mở cửa là 11.000 vnd. Từ km tiếp theo đến km thứ 30 là 15.800 vnd. Từ km thứ 31, giá cước là 13.600 vnd. - Giá cước taxi 7 chỗ Innova G: Giá mở cửa là 12.000 vnd. Từ km tiếp theo đến km thứ 30 là 17.000 vnd. Từ km thứ 31, giá cước là 14.500 vnd.
Taxi Nam Thắng / Taxi Phú Quốc (người dân địa phương hay gọi là Taxi 75) là một trong hai hãng taxi giá rẻ ở Phú Quốc. Hãng xe luôn đảm bảo số lượng và chất lượng xe phục vụ du khách.
Giá cước taxi Nam Thắng / taxi Phú Quốc:
- Giá cước taxi 4 chỗ Kia Picanto: Giá mở cửa là 6.000 vnd. Từ km tiếp theo đến km thứ 30 là 12.000 vnd. Từ km thứ 31, giá cước là 10.500 vnd. - Giá cước taxi 4 chỗ Kia Rio và Toyota Vios: Giá mở cửa là 9.000 vnd. Từ km tiếp theo đến km thứ 30 là 14.000 vnd. Từ km thứ 31, giá cước là 12.500 vnd. - Giá cước taxi 7 chỗ Toyota Innova: Giá mở cửa là 10.000 vnd. Từ km tiếp theo đến km thứ 30 là 15.500 vnd. Từ km thứ 31, giá cước là 12.500 vnd.
Số điện thoại: 0297 37 37 37 37
Đây cũng là một hãng taxi giá rẻ tại Phú Quốc cùng với taxi Nam Thắng. Xe taxi Sài Gòn Phú Quốc thường có dán chữ Taxi giá rẻ hay Cheap Taxi với màu vàng nổi bật. Hiện tại mình chưa có thông tin về giá cước của hãng này, mình sẽ cập nhật ngay khi có giá các bạn nhé!
Rất nhiều taxi hoạt động uy tín tuy nhiên cũng không ít taxi tăng giá, lừa gạt du khách mới đến Phú Quốc. Rất nhiều bạn bị tài xế taxi “chặt chém” vừa mất tiền vừa có kỷ niệm không vui khi đi du lịch Phú Quốc. Do đó, khi đi taxi Phú Quốc, các bạn nên lưu ý những điều sau:
- Lên lịch trình, tìm hiểu các điểm mình sẽ đến, cách bao xa và dự tính số tiền đi taxi trước. Bạn cũng nên hỏi thăm thông tin từ lễ tân về giá cả để đưa ra lựa chọn. Tránh bị taxi chạy lòng vòng tính thêm tiền.
- Trước khi lên xe phải để ý đồng hồ tính tiền, biển số xe, giá tiền in trên thân xe hoặc đồng hồ, số hiệu taxi, số điện thoại tổng đài, hãng taxi, thời gian bạn di chuyển hoặc thậm chí là tên tài xế. Thứ nhất, để có thể dễ dàng báo với công ty taxi nếu lỡ có thất lạc đồ đạc, thứ hai là để phản hồi với công ty taxi nếu mình gặp trường hợp không mong muốn và quan trọng hơn hết là biết được mình sẽ chi bao nhiêu cho chuyến taxi đó.
- Các hãng taxi thường nằm trong trung tâm Dương Đông nên sau 9h tối, tài xế taxi thường từ chối đưa khách ra xa khỏi trung tâm. Các bạn ở khách sạn/resort xa nên tranh thủ về sớm nha.
- Ghi lại số tổng đài của taxi, tránh bắt dọc đường và chú ý quan sát trên xe có số hiệu taxi không, đồng hồ tính tiền có hay bị chỉnh lại không để tránh gặp taxi “dù” nhé.
- Trường hợp taxi không biết khách sạn/resort của bạn thì bạn nên dò đường đến nơi lưu trú hoặc gọi thẳng cho lễ tân để họ chỉ đường nhé.
Khi đặt phòng khách sạn bạn cần lưu ý:
- Nếu như khách sạn/resort có đưa đón sân bay thì sẽ tiết kiệm được cho nhóm của bạn, nhưng nếu đặt xa trung tâm bạn vẫn sẽ phải thuê taxi vào trung tâm vui chơi, ăn uống.
- Đường Trần Hưng Đạo là con đường tập trung nhiều nhất các khu nghỉ dưỡng, lưu trú khi du lịch Phú Quốc và đường 30/4 là con đường ẩm thực nơi tập trung nhiều quán ăn nhà hàng Phú Quốc. Nếu bạn đặt khách sạn gần đây thì sẽ tiết kiệm tiền đi taxi hơn.
- Bạn cũng nên chú ý vị trí của khách sạn tới chợ đêm Phú Quốc nếu đây là một địa điểm trong lịch trình của bạn.
Mình có một lời khuyên cho các bạn là để có một chuyến du lịch vui vẻ và an toàn, không lo lắng về chi phí phát sinh khi di chuyển thì các bạn nên chọn tour du lịch Phú Quốc hoặc combo du lịch Phú Quốc, trong đó đã bao gồm xe đưa đón từ khách sạn đến các địa điểm vui chơi Phú Quốc nên luôn an tâm nha!
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Hy vọng với những lưu ý và thông tin các hãng taxi Phú Quốc, sẽ giúp các bạn cân nhắc và đưa ra lựa chọn đúng cho mình!
Chúng tôi đồng hành cùng bạn trên chặng đường chinh phục ACCA, cung cấp các sản phẩm phục vụ cho việc học ACCA tại nhà một cách hiệu quả nhất.
Viện Đại học Chicago (tiếng Anh: The University of Chicago, gọi tắt là Chicago), còn gọi là Đại học Chicago, là một viện đại học nghiên cứu tư thục ở Chicago, Illinois, Hoa Kỳ. Viện đại học này được Hội Giáo dục Baptist Hoa Kỳ thành lập vào năm 1890 với khoản tiền hiến tặng từ tỉ phú dầu mỏ John D. Rockefeller. William Rainey Harper trở thành viện trưởng đầu tiên của viện đại học vào năm 1891; những lớp học đầu tiên khai giảng vào năm 1892. Đại học Chicago là một trong những đại học danh giá nhất thế giới với nhiều năm liên tiếp nằm trong top 10 trường đại học tốt nhất thế giới.
Viện Đại học Chicago bao gồm Trường Đại học (the College), nhiều chương trình sau đại học và ủy ban liên ngành khác nhau được tổ chức thành bốn phân khoa, sáu trường chuyên nghiệp, và một trường giáo dục thường xuyên. Viện đại học có tổng cộng khoảng 15.000 sinh viên, trong đó chừng 5.000 sinh viên theo học ở Trường Đại học. Viện Đại học Chicago nhiều năm liền được xếp vào một trong 10 viện đại học hàng đầu thế giới;[7][8][9] và được xếp thứ năm cùng với Viện Đại học Stanford trong "Bảng xếp hạng những viện đại học tốt nhất nước" năm 2014 của U.S. News & World Report.[10]
Các học giả của Viện Đại học Chicago đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển những lĩnh vực học thuật khác nhau, trong đó có: trường phái kinh tế học Chicago, trường phái xã hội học Chicago, phong trào luật và kinh tế học trong phân tích pháp lý,[11] trường phái phê bình văn học Chicago, trường phái nghiên cứu tôn giáo Chicago,[12] trường phái khoa học chính trị được biết đến với tên "thuyết hành vi" (behavioralism),[13] và trong lĩnh vực vật lý nơi các nhà khoa học của viện đại học đã tạo ra phản ứng hạt nhân nhân tạo và tự duy trì đầu tiên của thế giới.[14] Viện Đại học Chicago cũng là cơ sở giáo dục đại học có nhà xuất bản lớn nhất Hoa Kỳ, Nhà xuất bản Viện Đại học Chicago.[15]
Viện Đại học Chicago có 98 người được trao Giải Nobel (trong đó có 10 người đang là giảng viên),[16] 49 Học giả Rhodes,[17] và 9 người được Huy chương Fields.[18]
Viện Đại học Chicago được Hội Giáo dục Baptist Hoa Kỳ thành lập vào năm 1890 như một cơ sở giáo dục phi tôn giáo, dành cho cả nam lẫn nữ,[19] với tiền hiến tặng từ tỉ phú dầu mỏ John D. Rockefeller và được xây dựng trên phần đất do Marshall Field hiến tặng.[20] Viện đại học này là một cơ sở độc lập về mặt pháp lý; nó thay thế cho viện đại học có cùng tên gọi của những người theo phái Baptist, vốn đã đóng cửa vào năm 1886 vì những khó khăn tài chính và khủng hoảng lãnh đạo triền miên.[21] William Rainey Harper trở thành viện trưởng đầu tiên của viện đại học hiện đại này vào ngày 1 tháng 7 năm 1891, và viện đại học mở cửa đón sinh viên vào học vào ngày 1 tháng 10 năm 1892.[21]
Trường kinh doanh được thành lập vào năm 1898,[22] và trường luật được thành lập vào năm 1902.[23] Harper qua đời vào năm 1906;[24] sau Harper là ba vị viện trưởng khác liên tiếp nắm giữ chức vụ cho đến năm 1929.[25] Trong thời kỳ này, Viện Đông phương được thành lập để hỗ trợ và diễn giải những kết quả khảo cổ ở vùng đất mà ngày đó gọi là Cận Đông.[26]
Trong thập niên 1890, vì sợ rằng nguồn lực to lớn của mình sẽ làm tổn hại các trường nhỏ hơn vì thu hút hết sinh viên giỏi, Viện Đại học Chicago đã liên kết với một số trường và viện đại học trong vùng: Trường Đại học Des Moines, Trường Đại học Kalamazoo, Trường Đại học Butler, và Viện Đại học Stetson. Theo thỏa thuận liên kết, các trường vừa kể được yêu cầu phải có những khóa học tương đương với những khóa học ở Viện Đại học Chicago, phải báo trước với viện đại học bất kỳ sự bổ nhiệm hay sa thải giảng viên nào, không được bổ nhiệm giảng viên nếu không có sự chấp thuận của viện đại học, và phải gởi bản sao các bài thi để được nhận góp ý. Viện Đại học đồng ý trao bằng cho bất cứ sinh viên năm cuối sắp tốt nghiệp nào từ trường liên kết nếu sinh viên này đạt được điểm A trong suốt bốn năm học, và trao bằng cho bất cứ sinh viên tốt nghiệp nào học thêm 12 tuần ở Viện Đại học. Sinh viên hay giảng viên của một trường liên kết được hưởng chế độ miễn học phí ở Viện Đại học, và sinh viên Chicago được phép theo học ở một trường liên kết và được hưởng chế độ tương tự và được công nhận tín chỉ. Viện Đại học cũng đồng ý cung cấp cho các trường liên kết sách và trang thiết bị và dụng cụ khoa học với một mức giá nào đó; cung cấp những giảng viên biệt phái mà các trường liên kết không phải trả tiền, ngoại trừ chi phí đi lại; và cung cấp miễn phí mỗi bản một cuốn sách hay tạp chí do Nhà xuất bản Viện Đại học Chicago ấn hành. Thỏa thuận này cũng quy định rằng một trong hai bên có thể chấm dứt sự liên kết này bằng cách thông báo cho bên kia biết theo đúng quy định. Một số giáo sư ở Viện Đại học Chicago thời đó không thích chương trình này vì công sức mà họ bỏ ra thêm không được đền bù, và họ cho rằng nó hạ thấp danh tiếng học thuật của Viện Đại học Chicago. Chương trình này chấm dứt vào năm 1910.[27]
Năm 1929, vị viện trưởng thứ năm của viện đại học, Robert Maynard Hutchins, bắt đầu nhiệm kỳ; viện đại học đã trải qua nhiều thay đổi trong nhiệm kỳ 24 năm của ông. Hutchins đã loại bỏ môn bóng bầu dục ra khỏi viện đại học trong một cố gắng nhằm nhấn mạnh vào học thuật hơn là thể thao,[28] thiết lập chương trình học về các môn khai phóng trong trường đại học dạy sinh viên bậc đại học, được biết đến với tên gọi Common Core (Cốt lõi chung),[29] và tổ chức hoạt động học tập và nghiên cứu sau đại học của viện đại học thành bốn phân khoa như hiện nay.[28] Năm 1933, Hutchins đề xuất kế hoạch sáp nhập Viện Đại học Chicago và Viện Đại học Tây Bắc (Northwestern University) thành một viện đại học đơn lẻ, nhưng kế hoạch này không được thông qua.[30] Trong nhiệm kỳ của ông, các Bệnh viện Viện Đại học Chicago (nay gọi là Trung tâm Y khoa Viện Đại học Chicago) được xây dựng xong và bắt đầu tuyển những sinh viên y khoa đầu tiên.[31] Ngoài ra, Ủy ban Tư tưởng Xã hội, một cơ sở đặc trưng của Viện Đại học Chicago cũng được thành lập.
Số tiền quyên góp được trong suốt thập niên 1920 và sự giúp đỡ tài chính từ Quỹ Rockefeller đã giúp viện đại học tồn tại qua thời Đại suy thoái.[28] Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, viện đại học đã có những đóng góp quan trọng vào Dự án Manhattan.[32] Viện đại học là nơi đầu tiên cô lập plutonium và là nơi tạo ra phản ứng hạt nhân nhân tạo và tự duy trì đầu tiên, công trình này do một nhóm các nhà khoa học do Enrico Fermi đứng đầu thực hiện vào năm 1942.[32][33]
Đầu thập niên 1950, số sinh viên nộp đơn xin vào học giảm đi do tình hình tội phạm và nghèo khổ gia tăng ở khu Hyde Park, nơi đặt khuôn viên của viện đại học. Đáp lại, viện đại học trở thành nhà tài trợ chính cho một dự án cải tạo đô thị đầy tranh cãi ở khu Hyde Park, vốn đã có tác động đáng kể lên kiến trúc và phân luồng giao thông ở khu này.[34]
Viện Đại học Chicago cũng trải qua giai đoạn hỗn loạn liên quan đến sinh viên trong thập niên 1960, bắt đầu với năm 1962 khi sinh viên chiếm văn phòng của Viện trưởng George Beadle để phản đối chính sách của viện đại học về việc thuê nhà ở bên ngoài khuôn viên đại học. Năm 1969, hơn 400 sinh viên, nổi giận vì một giáo sư nổi tiếng, Marlene Dixon, bị sa thải, đã chiếm Tòa nhà Quản trị suốt hai tuần lễ. Sau khi cuộc biểu tình ngồi kết thúc, và khi Dixon từ chối quyết định tái bổ nhiệm có thời hạn một năm, 42 sinh viên bị đuổi học và 81 sinh viên bị kỷ luật,[35] đây là phản ứng khắc nghiệt nhất dành cho những vụ chiếm đóng của sinh viên ở bất kỳ viện đại học Hoa Kỳ nào trong suốt thời phong trào sinh viên.[36]
Năm 1978, Hanna Holborn Gray, lúc đó là phó viện trưởng phụ trách học thuật và là quyền viện trưởng Viện Đại học Yale, trở thành Viện trưởng Viện Đại học Chicago. Bà giữ chức vụ này trong suốt 15 năm.[37]
Năm 1999, viện trưởng lúc bấy giờ là Hugo Sonnenschein thông báo kế hoạch nới lỏng chương trình học cốt lõi của viện đại học, giảm số khóa học bắt buộc từ 21 xuống còn 15. Khi các tờ The New York Times, The Economist, và những tờ báo chính khác đưa tin về việc này, viện đại học trở thành tâm điểm của một cuộc tranh luận trên toàn quốc về giáo dục. Những thay đổi cuối cùng được thực hiện, nhưng cuộc tranh cãi đã đóng một vai trò trong quyết định từ chức của Sonnenschein vào năm 2000.[38]
Trong thập niên vừa qua, viện đại học đã khởi sự một số các dự án mở rộng. Năm 2008, Viện Đại học Chicago thông báo kế hoạch thiết lập Viện Milton Friedman; dự án này thu hút cả sự ủng hộ lẫn tranh cãi từ cả giảng viên và sinh viên.[39][40][41][42][43] Viện này sẽ tốn khoảng 200 triệu đô-la và chiếm cứ các tòa nhà của Chủng viện Thần học Chicago. Trong cùng năm đó, nhà đầu tư David G. Booth hiến tặng 300 triệu đô-la cho Trường Kinh doanh Booth của viện đại học; đây là khoản hiến tặng lớn nhất trong lịch sử viện đại học và là khoản lớn nhất tặng cho một trường kinh doanh.[44] Năm 2009, việc thiết kế hay xây dựng một số tòa nhà mới được tiến hành, một nửa trong số các công trình đó tốn không dưới 100 triệu đô-la.[45]
Từ năm 2009, một chiến dịch gây quỹ ở mức thu 2 tỷ đô-la đã giúp mở rộng đáng kể khuôn viên, với việc khánh thành Khu chung cư Max Palevsky, Cư xá phía nam khuôn viên, Trung tâm Thể thao Gerald Ratner, một bệnh viện mới, và một tòa nhà mới dành cho khoa học. Từ năm 2011, những công trình xây dựng lớn bao gồm Trung tâm Phát kiến Y sinh Jules & Gwen Knapp, một trung tâm nghiên cứu y khoa 10 tầng, và những tòa nhà xây thêm vào khu y khoa của Trung tâm Y khoa Viện Đại học Chicago.[46]
Một góc khuôn viên Viện Đại học Chicago, nhìn từ nóc một tòa nhà của viện đại học và hướng về phía Bắc. Phía xa bên phải là
Về mặt học thuật, Viện Đại học Chicago bao gồm Trường Đại học (the College, chuyên về giáo dục bậc đại học), bốn phân khoa nghiên cứu sau đại học (Phân khoa Khoa học Sinh học, Phân khoa Nhân văn, Phân khoa Khoa học Vật lý, và Phân khoa Khoa học Xã hội), sáu trường chuyên nghiệp (Trường Y khoa, Trường Kinh doanh, Trường Luật, Trường Thần học, Trường Nghiên cứu Chính sách công, và Trường Quản trị Dịch vụ Xã hội), và Trường Giáo dục Thường xuyên trong các ngành Chuyên nghiệp và Khai phóng (Graham School of Continuing Liberal and Professional Studies). Viện đại học còn có một hệ thống thư viện, Nhà xuất bản Viện Đại học Chicago (University of Chicago Press), các Trường Thực nghiệm Viện Đại học Chicago (University of Chicago Laboratory School, dành cho các lớp từ mẫu giáo đến trung học), và Trung tâm Y khoa Viện Đại học Chicago (University of Chicago Medical Center), và có quan hệ mật thiết với một số các cơ sở học thuật độc lập, bao gồm Fermilab và Phòng Thí nghiệm Quốc gia Argonne (Argonne National Laboratory).
Có 89 người được giải Nobel có liên hệ đến Viện Đại học Chicago,[47] 17 trong số đó đang làm nghiên cứu hay giảng dạy ở viện đại học này vào thời điểm giải được công bố.[48] Ngoài ra, nhiều cựu sinh viên và học giả của viện đại học đã nhận được học bổng của Chương trình Fulbright,[49] và có 49 người được chọn là Học giả Rhodes.[50] Trong số những người Việt nổi tiếng hiện nay ở Viện Đại học Chicago có nhà toán học Ngô Bảo Châu (Huy chương Fields 2010) và nhà vật lý học Đàm Thanh Sơn.
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về