Với vị trí “kim cương” trung tâm thành phố cảng Hải Phòng, dự án Hoàng Huy Riverside sở hữu ưu thế riêng biệt, trung tâm kết nối, sầm uất hiếm có tại thành phố Hoa Phượng Đỏ hoa lệ.
Với vị trí “kim cương” trung tâm thành phố cảng Hải Phòng, dự án Hoàng Huy Riverside sở hữu ưu thế riêng biệt, trung tâm kết nối, sầm uất hiếm có tại thành phố Hoa Phượng Đỏ hoa lệ.
Phúc La là 1 phường của quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Phường nằm cách trung tâm Hà Nội 14 km, cách trung tâm Hà Đông 2 km. Phường Phúc La được thành lập ngày 23/8/1994 theo Nghị định số 52 của Thủ tướng Chính phủ, được tách ra từ một phần của xã Văn Yên và phường Yết Kiêu, với tổng diện tích tự nhiên 138,71 ha.
Với vị trí cửa ngõ phía Đông của quận, nơi có đường 430 (nối Quốc lộ 1 với Quốc lộ 6) và tuyến Vành đai 3,5 chạy qua, phường sở hữu nhiều tiềm năng về phát triển về kinh tế, xã hội. Đây cũng là khu vực có nhiều các công trình tiện ích công cộng như: Bệnh viện 103, công viên cây xanh, trường học… và một số khu đô thị như: KĐT Văn Quán, KĐT Xa La...
Địa giới hành chính phường Phúc La:
Phường Phúc La có diện tích 1,39 km², dân số năm 1999 là 6.243 người, mật độ dân số đạt 4.491 người/km².
Phường Phúc La có tổng số dân là 31.386 người, mật độ trung bình là 22.909 người/km2 (tính đến tháng 4-2019). Tốc độ đô thị hóa là nguyên nhân để làm cho dân số của phường Phúc La gia tăng một cách nhanh chóng. Dân số của phường Phúc La xếp thứ 13, mật độ trung bình xếp thứ 14 trong số 17 phường của quận Hà Đông.
Phường Phúc La chia thành 19 tổ dân phố. Dân cư trên địa bàn phường ngày nay gồm 3 bộ phận: Dân cư trên địa bàn 2 làng Yên Phúc (nay là các tổ dân phố số 3, số 4 và số 5) và làng Xa La (tổ dân phố số 10 và số 11); Dân cư trên địa bàn các khu tập thể có trước khi thành lập phường Phúc La (tháng 8-1994), bao gồm: khu tập thể Học viện Quân Y (gồm các tổ dân phố: số 7, số 8 và số 9), khu tập thể các cơ quan doanh nghiệp thuộc thị xã Hà Đông và tỉnh Hà Tây (gồm các tổ dân phố: số 1, số 2, số 6 và số 12); Dân cư trên địa bàn 2 đô thị mới hình thành đầu thế kỷ 21, gồm: khu đô thị Yên Phúc (gồm các tổ dân phố: số 13, số 14, số 15 và số 16) - nằm trong dự án Khu đô thị mới Văn Quán - Yên Phúc và Khu đô thị Xa La (gồm các tổ dân phố: số 17, số 18 và số 19).
Tuy là phường mới được thành lập nhưng là nơi có bề dày lịch sử xây dựng làng xã.
Làng Yên Phúc xưa kia có lũy tre dày đặc với ao trước, ao sau bao quanh làng. Làng có 2 cổng là: cổng đầu làng (đi ra đường 70) và cổng cuối làng (đi ra đồng sang phía làng Yên Xá, Triều Khúc). Buổi tối, cổng làng đóng, bên cạnh 2 cổng có điếm canh. Hoàng đinh (con trai tuổi từ 18 đến 45) được luân phiên cử ra canh gác về đêm theo sự chỉ huy của trương tuần. Đường từ làng đến Miếu xưa cong hình chữ S, hai bên đường có hàng trăm cây bàng. Yên Phúc có 3 giếng nước ăn, 2 giếng xây và 1 giếng đất. Dân cư ban đầu còn ít nhưng là nơi “đất lành chim đậu”, dân cư các nơi tụ tập về ở Yên Phúc ngày một đông. Căn cứ vào tộc phả của các dòng họ thì họ Đỗ có mặt sớm nhất. Đến năm 1945, Yên Phúc có 3 dòng họ: Đỗ, Bạch và họ Đinh với tổng số khoảng 100 hộ, 600 người. Trong đó người họ Đỗ chiếm khoảng 80% dân số.
Làng Xa La ở sát bên bờ tả sông Nhuệ, cách quốc lộ 6 khoảng 1km. Xa La xưa được bao quanh bằng lũy tre dày đặc. Làng có cổng chính và cổng xuống sông Nhuệ (xóm giữa). Làng có 1 giếng nước ăn, đã được đi vào câu ca: Giếng Xa La vừa trong vừa mát/ Đường Xa La lắm cát dễ đi. Làng Xa La xưa có 3 xóm: xóm Đình (nay là tổ dân phố 11), xóm Giữa và xóm Ngoài (nay là tổ dân phố số 10). Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, nhân dân Yên Phúc, Xa La đã xây dựng nên các công trình kiến trúc văn hóa, lịch sử như: Đình, Chùa, Miếu... là nơi sinh hoạt văn hóa làng xã, hình thành phong tục tập quán tốt đẹp, sản sinh ra những danh nhân làm rạng danh quê hương, tạo nên những nét tiêu biểu của truyền thống văn hóa trong các thời kỳ phát triển của lịch sử. Nhân dân giữ gìn nét đẹp lễ hội, đình chùa, là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, giữ bản sắc Việt Nam, thuần phong mỹ tục, để nhớ và noi gương cha ông, hun đúc thêm ngọn lửa yêu nước, ý chí quật cường xây dựng quê hương.
Những năm đầu thế kỷ XXI, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Trên địa bàn phường Phúc La xuất hiện những đô thị hiện đại: Khu đô thị mới Văn Quán - Yên Phúc khởi công ngày 31-8-2003, khánh thành giai đoạn 1 vào ngày 3-2-2007, được xây dựng trên diện tích 62ha. Phần đô thị Văn Quán - Yên Phúc thuộc địa bàn phường Phúc La có diện tích 30ha, nguyên là cánh đồng: Vệ Chùa, Đìa Trên, Đìa Dưới, Đồng Miễu, Đống Gạch, Rộc, Đìa Tâm, Vườn Thờ, Vườn Nang, Văn Nan, Trước Cửa... thuộc diện tích tự nhiên của làng Yên Phúc.
Khu đô thị mới Xa La khởi công năm 2007, khánh thành giai đoạn 1 vào năm 2010, có tổng diện tích quy hoạch là 209.480m2, nguyên là cánh đồng Gò Cả thuộc diện tích tự nhiên của làng Xa La xưa.
Về kinh tế: trước đây, nhân dân Yên Phúc và Xa La chủ yếu sống bằng nghề làm ruộng. Tuy nhiên, do cấu tạo địa chất đồng ruộng Yên Phúc, Xa La thấp, nhiều khu đồng có cốt tự nhiên thấp hơn cốt mặt nước sông Nhuệ nên mùa màng hằng năm thường xuyên bị ngập úng. Chất đất ruộng ở Xa La là pha đất sét nên năng suất thấp và chỉ cấy được một vụ mùa do không chủ động được tưới tiêu nước. Ở Yên Phúc, chất đất tốt hơn nhưng cũng chỉ tập trung ở một số đồng rộc. Ngoài nghề nông, nhân dân Xa La còn làm thêm một số nghề như: dạy học, nghề làm thuốc đông y gia truyền, buôn bán, một số ít mở lò nấu nước mắm, chủ xe vận tải, thợ in, thợ nề, thợ may, chăn tằm kéo tơ, xe đay gai, thêu ren. Nhân dân Yên Phúc cũng có thêm các nghề phụ: thêu ren, làm lục lộ (công nhân làm đường, bảo dưỡng đường), buôn gỗ...
Chợ Yên Phúc là chợ duy nhất trên địa bàn phường. Chợ họp vào tất cả các ngày trong tuần nhằm phục vụ hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của nhân dân trong phường và với các địa phương lân cận.
Về giáo dục - y tế: có 6 trường học được công nhận chuẩn quốc gia: Trường THCS Văn Yên (đạt chuẩn năm 2011); Trường Tiểu học Văn Yên (đạt chuẩn năm 2013); Trường Mầm non Sơn Ca (đạt chuẩn năm 2012); Trường Mầm non Ánh Dương (đạt chuẩn năm 2013); Trường Mầm non Thần Đồng (đạt chuẩn năm 2014); Trường liên thông Hà Nội - Thăng Long (đạt chuẩn năm 2013); Trạm y tế (đạt chuẩn năm 2006).
+ Đình Yên Phúc được xây dựng từ năm 1700. Đình Yên Phúc là di tích kiến trúc nghệ thuật được Bộ Văn hóa xếp hạng tại Quyết định số 08/QĐ-Bộ VHTT ngày 133-2001. Đình còn lưu giữ 13 Đạo sắc phong do triều Vua Khải Định phong tặng, 7 bức Đại tự và 16 câu đối.
+ Miếu Yên Phúc được UBND Thành phố Hà Nội công nhận di tích lịch sử theo Quyết định số 7157/QĐ-UBND ngày 1310-2017.
+ Đình, miếu và chùa Xa La có từ thế kỷ thứ XVII. Miếu và chùa ở phía Tây làng, đình phía Đông làng. Đình Xa La được di chuyển tôn tạo như ngày nay vào thế kỷ thứ XIX; Đình trông ra hướng Đông, kiến trúc thế hoành, kiểu chữ Nhị gồm đại bái và hậu cung. Chính giữa Đình treo bức hoành phi thếp bốn chữ: “Hệ xuất nguyên hoàng” (dòng dõi nhà Vua). Đình Xa La có 10 đạo sắc phong, đạo sắc phong sớm nhất vào thời Cảnh Hưng năm thứ 44 (năm 1783, thuộc triều Vua Lê Hiển Tông). Cụm di tích đình, chùa, miếu Xa La được UBND tỉnh Hà Tây xếp hạng tại Quyết định số 08/QĐ-UBND ngày 13-3-2005.
Nhắc tới bất động sản phường Phúc La thì không thể không nhắc đến hai khu đô thị lớn là KĐT Xa La và KĐT Văn Quán. Đây là hai trong số các khu đô thị nổi bật trên các sàn bất động sản trong bối cảnh các quận vùng ven nói chung và quận Hà Đông nói riêng đang dần trở thành nơi định cư lý tưởng của nhiều hộ gia đình. Tại đây có đầy đủ các loại hình từ chung cư cho đến nhà ở liền kề nên khá đa dạng sự lựa chọn cho người mua nhà. Ngoài ra, khu vực phường còn có làng Xa La, Tập thể Học viện Quân y,...
Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, Hà Nội có 5 đô thị vệ tinh.
Vừa qua, Sở Quy hoạch Kiến trúc phối hợp với UBND huyện Chương Mỹ và Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội tổ chức hội nghị công bố các quyết định phê duyệt, bàn giao hồ sơ 3 đồ án quy hoạch phân khu đô thị Xuân Mai.
Theo Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, phân khu đô thị Xuân Mai (khu 1) có quy mô diện tích nghiên cứu gần 890ha, dân số đến năm 2030 khoảng 74.300 người, số dân đô thị hơn 58.000 người.
Khu vực này được hình thành trên cơ sở thị trấn Xuân Mai hiện hữu gồm các khu chức năng đô thị như đất ở, đất công trình công cộng, trường học, cây xanh, đất trung tâm nghiên cứu đào tạo (trường đại học cao đẳng hiện có), đất an ninh quốc phòng,...
Định hướng quy hoạch sẽ nâng cấp cải tạo và mở rộng trung tâm thị trấn Xuân Mai hiện hữu, xây dựng đồng bộ hệ thống giao thông, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật bảo đảm nhu cầu phục vụ đô thị.
Phát triển các trung tâm thương mại theo mô hình TOD tại các tuyến giao cắt giữa Quốc lộ 6 với trục trung tâm đô thị. Hình thành các trung tâm dịch vụ thương mại, y tế, văn hóa và hành chính cùng với khu đô thị mới.
Bên cạnh đó, khai thác phát triển cảnh quan gò đồi bán sơn địa, ao hồ lớn và kênh rạch thoát nước thành khung không gian xanh cho toàn đô thị.
Phân khu đô thị Xuân Mai (khu 2) thuộc địa giới hành chính thị trấn Xuân Mai và các xã Tân Tiến, Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ có diện tích nghiên cứu khoảng 820ha, dân số đến 2030 khoảng 34.600 người.
Phân khu được hình thành trên cơ sở cảnh quan sông Bùi và các kênh, rạch thoát nước, ao hồ tự nhiên cùng các làng xóm hiện hữu được bổ sung các công trình công cộng, trường học, cây xanh.
Ý tưởng quy hoạch chủ đạo của khu 2 là bảo vệ cảnh quan làng xóm hiện có, xây dựng đồng bộ hệ thống giao thông, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đảm bảo nhu cầu phục vụ đô thị.
Đồng thời, phát triển các khu công viên cây xanh, sinh thái, nghỉ dưỡng trên cơ sở hành lang xanh sông Bùi, các tuyến mương, kênh rạch và mặt nước hiện có, vừa đảm bảo hành lang thoát lũ vừa tạo thành khung không gian xanh cho toàn đô thị.
Phân khu đô thị Xuân Mai thuộc địa giới các xã Thủy Xuân Tiên, Tân Tiến, Nam Phương Tiến và Hoàng Văn Thụ (khu 3) có diện tích nghiên cứu hơn 1.740ha, quy mô dân số năm 2030 khoảng 148.900 người
Phân khu được hình thành trên cơ sở phát triển khu đô thị đại học - công nghiệp - dịch vụ tạo thành trung tâm đô thị mới của đô thị vệ tinh Xuân Mai. Cụm trường đào tạo ở phía Đông Bắc và Tây Nam; cụm công nghiệp và các khu nhà ở mới hiện đại, đồng bộ, hỗ trợ hạ tầng xã hội cho khu vực làng xóm hiện có, khu cảnh quan kênh, rạch, ao hồ tự nhiên kết nối với công viên đô thị ở núi Thoong.
Phát triển khu công viên trung tâm của đô thị tại khu vực núi Thoong, tổ chức hệ thống cây xanh mặt nước kết hợp với chức năng thoát lũ rừng ngang, lũ sông Bùi trên cơ sở mở rộng kênh Văn Sơn và sông Bến Gò.
Theo định hướng tại Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, Hà Nội có 5 đô thị vệ tinh gồm Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn.
Trong đó, 4 đô thị vệ tinh Phú Xuyên, Xuân Mai, Sóc Sơn, Sơn Tây được TP Hà Nội phê duyệt quy hoạch chung từ năm 2015 với tổng diện tích khoảng 20.388ha. Riêng đô thị Hòa Lạc có diện tích hơn 17.000ha, được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch chung tháng 5/2020.
Theo chuyên gia, đô thị vệ tinh Xuân Mai có tính chất là đô thị giáo dục và đào tạo, dịch vụ chất lượng cao, kết nối với đô thị Hòa Lạc và khu vực để hình thành định hướng phát triển TP Hà Nội phía Tây Thủ đô, có tính chất khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo và dịch vụ.
Các tiêu chí về quy mô diện tích, dân số, tính chất, chức năng sử dụng đất và các chỉ tiêu quy hoạch được xác định trong đồ án cũng đáp ứng mô hình đơn vị hành chính cấp TP Hà Nội trực thuộc Thủ đô, phù hợp với phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045.