Nhóm mã ngành nghề Hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính ( trừ bảo hiểm và bảo hiểm xã hội) được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Danh mục ngành nghề kinh doanh Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ, để kinh doanh ngành nghề này, bạn cần tiến hành đăng ký hay bổ sung thêm ngành nghề Hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính (trừ bảo hiểm và bảo hiểm xã hội) – Mã ngành 661. Chi tiết.
Nhóm mã ngành nghề Hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính ( trừ bảo hiểm và bảo hiểm xã hội) được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Danh mục ngành nghề kinh doanh Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ, để kinh doanh ngành nghề này, bạn cần tiến hành đăng ký hay bổ sung thêm ngành nghề Hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính (trừ bảo hiểm và bảo hiểm xã hội) – Mã ngành 661. Chi tiết.
Đối với doanh nghiệp đăng ký, bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ lưu trú nhằm mục đích phục vụ cho khách du lịch thì phải đáp ứng các điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và và dịch vụ của cơ sở lưu trú du lịch.
1. Văn bản pháp luật quy định về cơ sở lưu trú du lịch
+ Nghị định 168/2017/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của luật du lịch.
2. Quy định chung về cơ sở lưu trú du lịch và điều kiện kinh doanh
Cơ sở lưu trú du lịch và điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch được quy định chung tại Điều 48 và Điều 49 nằm trong Luật du lịch 2017. Cụ thể như sau:
Điều 48. Các loại cơ sở lưu trú du lịch
– Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.
– Các cơ sở lưu trú du lịch khác.
Điều 49. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch
1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch bao gồm:
a) Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
c) Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.
2. Chính phủ quy định chi tiết điểm c khoản 1 Điều này
3. Quy định chi tiết về cơ sở lưu trú du lịch và điều kiện kinh doanh
Chính phủ ban hành Nghị định 168/2017/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của luật du lịch. Trong đó quy định chi tiết của cơ sở du lịch và các điều kiên kinh doanh dịch vụ lưu trú như sau :
Điều 21. Các loại hình cơ sở lưu trú du lịch
1. Khách sạn: Cơ sở lưu trú du lịch bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch; bao gồm: Khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn bên đường, khách sạn nổi và khách sạn thành phố.
a) Khách sạn nghỉ dưỡng: Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng thành khối hoặc thành quần thể các biệt thự, nhà thấp tầng, căn hộ, ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp;
b) Khách sạn bên đường: Cơ sở lưu trú du lịch gần đường giao thông, có bãi đỗ xe nhằm phục vụ nhu cầu lưu trú của khách sử dụng phương tiện giao thông đường bộ (xe máy, ô tô) đi du lịch hoặc nghỉ ngơi giữa những chặng đường dài;
c) Khách sạn nổi: Cơ sở lưu trú du lịch neo đậu trên mặt nước và có thể di chuyển khi cần thiết;
d) Khách sạn thành phố: Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng tại các đô thị phục vụ khách du lịch.
2. Biệt thự du lịch: Biệt thự có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê và có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú.
3. Căn hộ du lịch: Căn hộ có trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch. Khách có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú.
4. Tàu thủy lưu trú du lịch: Phương tiện vận tải thủy có phòng ngủ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch.
5. Nhà nghỉ du lịch: Cơ sở lưu trú có trang thiết bị, tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch.
6. Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê: Nhà ở có khu vực được bố trí trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú; khách cùng sinh hoạt với gia đình chủ nhà.
7. Bãi cắm trại du lịch: Khu vực được quy hoạch ở nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có kết cấu hạ tầng, có cơ sở vật chất và dịch vụ cần thiết phục vụ khách cắm trại
Điều 22. Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với khách sạn
1. Có hệ thống điện, hệ thống cấp nước sạch và thoát nước.
2. Có tối thiểu 10 buồng ngủ; có quầy lễ tân, phòng vệ sinh chung.
3. Có nơi để xe cho khách đối với khách sạn nghỉ dưỡng và khách sạn bên đường.
4. Có bếp, phòng ăn và dịch vụ phục vụ ăn uống đối với khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn nổi, khách sạn bên đường.
5. Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.
6. Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.
7. Người quản lý, nhân viên được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.
Điều 23. Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với biệt thự du lịch
1. Điều kiện quy định tại các khoản 1, 5 và 6 Điều 22 Nghị định này.
2. Có khu vực tiếp khách, phòng ngủ, bếp và phòng tắm, phòng vệ sinh.
Điều 24. Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với căn hộ du lịch
1. Điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 5 Điều 22, khoản 2 Điều 23 Nghị định này.
2. Người quản lý căn hộ được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.
Điều 26. Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với nhà nghỉ du lịch
1. Có điện, nước sạch và hệ thống thoát nước.
2. Có khu vực đón tiếp khách và phòng ngủ; có phòng tắm, phòng vệ sinh chung trong trường hợp phòng ngủ không có phòng tắm, vệ sinh riêng.
3. Điều kiện quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều 22 Nghị định này.
Điều 27. Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê
1. Có đèn chiếu sáng, nước sạch.
2. Có khu vực sinh hoạt chung; có khu vực lưu trú cho khách; có bếp, phòng tắm, phòng vệ sinh.
3. Có giường, đệm hoặc chiếu; có chăn, gối, màn, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm hoặc chiếu; thay bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.
4. Chủ nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.
Điều 28. Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với bãi cắm trại du lịch
1. Có khu vực đón tiếp khách, khu vực dựng lều, trại, đỗ xe, phòng tắm, vệ sinh chung.
3. Có dụng cụ, trang thiết bị dựng lều trại; có tủ thuốc cấp cứu ban đầu.
4. Có nhân viên bảo vệ trực khi có khách.
5. Điều kiện quy định tại khoản 6 Điều 22 Nghị định này.
Thông tin về mã ngành nghề, tên ngành nghề cần phải được ghi chính xác trong hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh bổ sung ngành nghề. Thành phần hồ sơ bổ sung ngành nghề gồm những thành phần sau:
– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp bổ sung thêm mã ngành nghề vệ sinh công nghiệp.
– Biên bản họp về việc thay đổi, bổ sung thêm mã ngành nghề vệ sinh công nghiệp của doanh nghiệp của Hội đồng thành viên/ Hội đồng quản trị.
– Quyết định về việc thay đổi bổ sung thêm mã ngành nghề vệ sinh công nghiệp.
– Văn bản ủy quyền cho người thực hiện nộp và nhận kết quả nếu không phải là đại diện pháp luật của doanh nghiệp.
Để bổ sung ngành nghề vệ sinh công nghiệp thì bạn cần biết rõ ngành nghề đăng ký kinh doanh. Mã ngành nghề vệ sinh công nghiệp nằm trong Danh mục hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ. Nhóm mã ngành nghề dịch vụ vệ sinh công nghiệp bao gồm:
Nhóm này gồm: Việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ tổng hợp cho cơ sở vật chất của khách hàng như làm sạch nội thất, bảo dưỡng, dọn dẹp rác, bảo vệ, gửi thư, lễ tân, giặt là và các dịch vụ có liên quan đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Những hoạt động này không liên quan hoặc không chịu trách nhiệm đến công việc hoặc hoạt động chính của khách hàng.
– Cung cấp chỉ một dịch vụ (như dịch vụ làm sạch thông thường) phân vào nhóm liên quan đến cung cấp dịch vụ;
– Cung cấp người quản lý và nhân viên hoạt động trọn gói theo yêu cầu của khách hàng, như khách sạn, nhà hàng, bệnh viện, phân vào hoạt động của đơn vị;
– Cung cấp quản lý hoạt động của website và/hoặc xử lý dữ liệu được phân vào nhóm 62020 (Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính).
Nhóm này gồm: Các dịch vụ làm sạch nội thất nói chung đối với tất cả các khu nhà, làm sạch bên ngoài khu nhà, làm sạch đường, dịch vụ khử trùng và tẩy uế cho khu nhà và máy công nghiệp, làm sạch chai, quét đường, cào tuyết.
Loại trừ: Hoạt động diệt trừ sâu bệnh nông nghiệp, làm khô cát và các hoạt động tương tự cho bên ngoài công trình (xây dựng), giặt chăn và thảm, làm sạch rèm và vải (các dịch vụ khác). Làm sạch cho công trình mới sau xây dựng (xây dựng)
8121 – 81210: Vệ sinh chung nhà cửa
– Các hoạt động vệ sinh nói chung (không chuyên dụng) cho tất cả các loại công trình, như:
+ Các cơ quan và các công trình nhà ở đa mục đích và kinh doanh khác,
Những hoạt động này chủ yếu là vệ sinh bên trong các công trình mặc dù chúng có thể bao gồm cả vệ sinh bên ngoài như cửa sổ hoặc hành lang.
Loại trừ: Dịch vụ vệ sinh bên trong các công trình chuyên dụng, như làm sạch ống khói, làm sạch, lò sưởi, lò thiêu, nồi cất, ống thông gió, các bộ phận của ống được phân vào nhóm 81290 (Vệ sinh công nghiệp và các công trình chuyên biệt).
8129 – 81290: Vệ sinh công nghiệp và các công trình chuyên biệt
– Dịch vụ vệ sinh bên ngoài cho tất cả các công trình, bao gồm các văn phòng, nhà máy, cửa hàng, cơ quan và các khu nhà đa mục tiêu khác;
– Dịch vụ vệ sinh chuyên nghiệp cho khu nhà như làm sạch cửa sổ, làm sạch ống khói hoặc vệ sinh lò sưởi, lò thiêu, nồi cất, ống thông gió, các bộ phận của ống;
– Vệ sinh tàu hỏa, xe buýt máy bay…;
– Vệ sinh mặt đường và tàu chở dầu trên mặt biển;
– Dịch vụ tẩy uế và tiệt trùng;
– Dịch vụ vệ sinh khu nhà và các công trình khác chưa được phân vào đâu.
– Tiêu diệt sâu bệnh nông nghiệp được phân vào nhóm 01610 (Hoạt động dịch vụ trồng trọt);
– Vệ sinh ôtô, rửa xe được phân vào nhóm 45200 (Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác).
– Trồng cây, chăm sóc và duy trì:
+ Công trình công cộng hoặc bán công cộng (trường học, bệnh viện, cơ quan hành chính, nhà thờ…),
+ Khu đất đô thị (công viên, khu vực cây xanh, nghĩa trang…),
+ Cây trên trục cao tốc (đường bộ, đường tàu hỏa, xe điện, cảng),
+ Tòa nhà công nghiệp và thương mại;
+ Các tòa nhà (vườn trên nóc, vườn ở mặt trước, vườn trong nhà),
+ Sân thể thao, sân chơi và công viên giải trí khác (sân thể thao, sân chơi, bãi cỏ phơi nắng, sân golf),
+ Vùng nước tĩnh và động (bồn, vùng nước đối lưu, ao, bể bơi, mương, sông, suối, hệ thống cây xanh trên vùng nước thải),
+ Trồng cây để chống lại tiếng ồn, gió, sự ăn mòn, chói sáng.
– Thiết kế và dịch vụ xây dựng phụ;
– Làm đất tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp và sinh thái học.
– Sản phẩm thương mại và trồng cây thương mại được phân vào ngành 01 (Nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan), nhóm 014 (Chăn nuôi), ngành 02 (Lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan);
– Ươm cây (trừ ươm cây rừng) được phân vào nhóm 013 (Nhân và chăm sóc giống cây nông nghiệp);
– Hoạt động xây dựng cho mục đích tạo cảnh quan được phân vào ngành F (Xây dựng);
– Thiết kế cảnh quan và các hoạt động kiến trúc được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan).