ANTD.VN - Mùa thu năm 1010, Lý Công Uẩn đã dời đô từ Hoa Lư ra vùng đất “rồng cuộn, hổ ngồi’ sáng lập kinh đô Thăng Long. Từ nhà Lý, Trần, Lê… Thăng Long liên tục là kinh đô của Đại Việt. Nhưng đến thời nhà Nguyễn, kinh đô chuyển vào Phú Xuân (Huế) và vua Gia Long sai phá thành Thăng Long đã tồn tại 800 năm để xây thành mới. Nhờ kết quả khai quật khu vực 18 Hoàng Diệu, kinh thành Thăng Long đã hiện ra đúng như sử sách đã mô tả.
ANTD.VN - Mùa thu năm 1010, Lý Công Uẩn đã dời đô từ Hoa Lư ra vùng đất “rồng cuộn, hổ ngồi’ sáng lập kinh đô Thăng Long. Từ nhà Lý, Trần, Lê… Thăng Long liên tục là kinh đô của Đại Việt. Nhưng đến thời nhà Nguyễn, kinh đô chuyển vào Phú Xuân (Huế) và vua Gia Long sai phá thành Thăng Long đã tồn tại 800 năm để xây thành mới. Nhờ kết quả khai quật khu vực 18 Hoàng Diệu, kinh thành Thăng Long đã hiện ra đúng như sử sách đã mô tả.
Địa điểm tham quan Hoàng thành Thăng Long nằm tại địa chỉ 19C Hoàng Diệu, phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Với tổng diện tích hơn 18.000 ha, khu vực của Hoàng thành Thăng Long được giới hạn bởi các tuyến đường sau: phía Đông đường Nguyễn Tri Phương, phía Tây đường Hoàng Diệu, đường Độc Lập, khuôn viên Hội trường Ba Đình, phía Bắc đường Hoàng Văn Thụ, đường Phan Đình Phùng, phía Tây Nam đường Điện Biên Phủ
Hoàng thành Thăng Long là một quần thể di tích liên quan chặt chẽ đến lịch sử của kinh thành Thăng Long – Hà Nội. Công trình này được xây dựng từ thế kỷ VII và phát triển trong thời kỳ của các triều đại Đinh – Tiền Lê. Trong thời kỳ nhà Lý, vào năm 1010, kinh thành được dời từ Đại La sang Thăng Long. Trải qua nhiều thăng trầm của các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn…, Hoàng thành Thăng Long đã trở thành biểu tượng của sự đấu tranh bảo vệ tổ quốc và là minh chứng cho sự liên tục trong văn hóa qua các thời kỳ.
Vào ngày 31/7/2010, tại Brazil, Ủy ban Di sản Thế giới đã chính thức công nhận khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là Di sản Văn hóa Thế giới, điều này làm tỏa sáng niềm tự hào của không chỉ Hà Nội mà cả đất nước Việt Nam. Với kiến trúc độc đáo và ý nghĩa lịch sử đặc biệt, ngày nay Hoàng thành Thăng Long đã trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng tại Hà Nội. Du khách khi đến đây có cơ hội chiêm ngưỡng những di tích lịch sử được bảo tồn, từ đó hiểu rõ hơn về quá khứ văn hóa của dân tộc.
Cột cờ Hà Nội, hay còn được biết đến với tên gọi Kỳ đài Hà Nội, được xây dựng vào thế kỷ 19 trên mảnh đất của thành Tam Môn thời Lê trong Hoàng thành Thăng Long. Nó được xem là một trong những điểm đầu tiên mà du khách thăm trong các chuyến tham quan khám phá khu di tích lịch sử Hoàng thành Thăng Long. Cột cờ cao 60m, được chia thành ba cấp tháp dần lên, mỗi cấp đều được trang trí với tường hoa và hoa văn đẹp mắt. Với lá cờ đỏ sao vàng tung bay trước cơn gió, cột cờ Hà Nội trở thành biểu tượng cho lịch sử của Thủ đô đã tồn tại hàng nghìn năm văn hiến, đồng thời là biểu tượng tự hào của toàn dân Việt Nam.
Cửa Bắc là một trong năm cổng thành được xây dựng trong thời kỳ nhà Nguyễn. Dấu vết của thời gian hiện vẫn còn rõ nét trên bề mặt của cổng, với hai vết đạn lớn được thực dân Pháp bắn vào. Ngày nay, trên cửa Bắc là nơi tượng niệm hai vị thống đốc Hà Nội lừng danh là Hoàng Diệu và Nguyễn Tri Phương. Nếu bạn tham quan khu di tích Hoàng thành Thăng Long, thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua địa danh này.
Đoan Môn là cánh cổng chính dẫn vào khu vực Tử Cấm Thành, nơi vẫn duy trì được hiện trạng gần như hoàn chỉnh từ thời xưa. Cổng được xây dựng bằng đá, có cấu trúc hình chữ U với 5 vòm cổng. Trong đó, hai cửa ở hai bên dành cho hoàng tộc và triều thần, còn lối đi chính giữa là dành riêng cho vua. Phía trên cổng là vọng lâu, nơi lính canh được bố trí để giữ cổng. Hiện nay, Đoan Môn trở thành điểm check-in lý tưởng của nhiều du khách khi đến tham quan Hoàng thành Thăng Long.
Xây dựng vào năm 1967, khu vực nhà D67 bên trong Hoàng thành Thăng Long được coi là một công trình trẻ hơn nhiều so với các di tích khác trong khu vực này. Đây là nơi làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và đại tướng Văn Tiến Dũng. Khi tham quan nhà D67, du khách sẽ có cơ hội ngắm nhìn các vật dụng quen thuộc như bản đồ, bàn ghế, điện thoại… từ đó làm sống lại những ký ức về thời kỳ đấu tranh anh dũng của dân tộc.