Giáo Dục Thể Chất Là Như Thế Nào

Giáo Dục Thể Chất Là Như Thế Nào

Châu Âu – nền giáo dục hàng đầu thế giới, được trang bị cơ sở vật chất hàng đầu và phương pháp giảng dạy truyền tiên tiến hiện đại. Cùng giải mã sức hút của nên giáo dục châu Âu trong bài viết này nhé.

Châu Âu – nền giáo dục hàng đầu thế giới, được trang bị cơ sở vật chất hàng đầu và phương pháp giảng dạy truyền tiên tiến hiện đại. Cùng giải mã sức hút của nên giáo dục châu Âu trong bài viết này nhé.

Châu Âu – Nơi có môi trường giáo dục cởi mở và năng động

Môi trường học tập hướng đến sự đa dạng và năng động. Hướng đến mô hình lớp học không vách ngăn, Lớp học được tổ chức ở nhiều nơi khác nhau, chẳng hạn như các địa điểm bên ngoài trường học, bảo tàng. Điều này giúp tạo tâm lý thoải mái, hứng thú học

Châu Âu – Cơ sở vật chất hàng đầu

Các nước châu Âu luôn đi đầu trong đầu tư giáo dục, trong đó, cơ sở vật chất luôn được xem trọng. Hầu hết các trường học từ công lập đến tư thục với khuôn viên rộng rãi, được trang bị hệ thống thiết bị hỗ trợ dạy – học hiện đại, các phòng thí nghiệm, thư viện, sân thể thao, hồ bơi, … hết sức tiện nghi và đầy đủ.

Điểm đặc biệt nhất là hầu hết các trường học tại châu Âu nhận nguồn tài chính từ chính phủ. Học sinh được miễn học phí hoàn toàn hoặc chỉ phải trả một mức phí rất thấp so với các nước khác. Vì vậy mà hầu hết công dân châu Âu có thể vào đại học nếu họ muốn và tốt nghiệp mà không phải gánh khoản nợ học phí ngất ngưởng.

Châu Âu – Cái nôi của nền giáo dục thế giới

Theo thống kê, châu Âu là xứ sở dẫn đầu về số lượng giải Nobel với 470 giải thưởng đa lĩnh vực: Toàn Học, Hóa Học, Kinh Tế, Văn học, Y học, Hòa Bình, Vật Lý,… Các ứng dụng và công cụ được cả thế giới đón nhận như GPS, kính hiển vi điện tử, máy tạo nhịp tim, World Wide Web, ứng dụng Skype,… Riêng Anh quốc, xứ sở sương mù này đã sở hữu đến 132 giải thưởng, Đức 108 giải, Pháp 70 giải (Theo Thống kê giải Nobel 2019).

Từ lâu, châu Âu đã nổi tiếng với các trường đại học có tiêu chuẩn giáo dục cao và môi trường nghiên cứu hiện đại. Bạn có thể kể đến như University of Oxford, University of Cambridge, The University of Edinburgh, Eidgenössische Technische Hochschule Zürich, University College London, The University of Manchester,… với chất lượng đồng đều.

Hiện nay, có khoảng 4000 trường đại học ở châu Âu. So với các nước có nền giáo dục phát triển top đầu như Mỹ, Úc, Canada, … Châu Âu có tỉ lệ các trường được xếp trong top xuất sắc và top trường tốt cao hơn và ít phân hóa hơn. Mặt bằng giáo dục tại châu Âu khá đồng đều. Giáo dục miễn phí với chất lượng cao trên khắp châu Âu và các trường buộc phải tuân thủ các quy tắc rất nghiêm ngặt của EU để họ có thể giữ nguồn tài trợ từ chính phủ.

Châu Âu – Chương trình học đa dạng

Chương trình học được thiết kế đa dạng, ngoài những môn bắt buộc, học sinh được lựa chọn những môn học khác mà mình yêu thích. Các chuyên ngành đại học đa dạng, phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động hiện nay. Không chỉ trang bị cho sinh viên các kiến thức về chuyên ngành mà còn giúp các bạn sinh viên trau dồi các kĩ năng cần thiết.

Ngoài ra, bằng cấp của châu Âu được công nhận trên toàn cầu. Nhằm khuyến khích và chào đón sinh viên quốc tế, nhiều cơ sở giáo dục tại châu Âu hiện nay đã sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ giảng dạy cho nhiều chương trình học. Các khóa học giảng dạy bằng tiếng Anh được phân bổ vào nhiều ngành từ Kinh tế đến Kỹ thuật, Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Châu Âu – Nơi tạo ra những phương pháp giảng dạy tiên tiến

Có thể kể đến mô hình “lớp học đảo ngược” dựa trên thang cấp độ nhận thức của Bloom, giúp người học phát triển nhận thức qua từng cấp bậc: Nhớ, Hiểu (giai đoạn tiếp cận với tài liệu) và sau đó là Vận dụng, Phân tích, Đánh giá và Thực hiện (giai đoạn xử lý thông tin, xây dựng kiến thức thông qua các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức trên lớp).

Ở mô hình dạy – học truyền thống, giáo viên nắm vai trò chủ đạo ở 2 bước dễ thực hiện nhất – là “Nhớ” và “Hiểu”: Học sinh thường học một cách thụ động theo các thông tin mà giáo viên muốn cung cấp. Sau đó, từ bước “Vận dụng” trở lên, học sinh gần như không thể ứng dụng bài học vào thực tế. Còn đối với mô hình “lớp học đảo ngược”, học sinh tự chủ động tiếp thu kiến thức ở 2 bước “Nhớ” và “Hiểu”. Khi đã “có” kiến thức, học sinh đến trường và toàn bộ thời gian trên lớp sẽ dành cho việc thực hành cùng giáo viên và bạn bè, trong những tình huống thực tế.