Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thể loại này chứa 10 trang sau, trên tổng số 10 trang.
Đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Nhật Bản là đội tuyển nữ đại diện cho Nhật Bản tại các giải đấu quốc tế dưới sự quản lý của Liên đoàn bóng đá Nhật Bản (JFA).
Đội tuyển nữ Nhật Bản là một đội tuyển nữ thuộc trình độ hàng đầu của thế giới và là một trong 5 đội tuyển mạnh vượt trội ở châu Á. Nhật Bản đánh bại Hoa Kỳ trong trận chung kết giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2011 trên loạt sút luân lưu để lần đầu tiên vô địch Giải vô địch bóng đá nữ thế giới, trở thành đội tuyển đầu tiên của châu Á làm được điều này và là một trong bốn quốc gia vô địch bóng đá nữ thế giới.[4][5] Họ cũng giành huy chương bạc tại Thế vận hội Mùa hè 2012, và gần nhất là giành á quân Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2015, đứng sau Hoa Kỳ ở cả hai giải đấu đó.[6]
Số lượng nữ cầu thủ và câu lạc bộ bóng đá nữ tại Nhật tăng nhanh trong thập niên 1970 và nhiều giải đấu khu vực được thành lập như hệ quả tất yếu. Giải bóng đá nữ quốc gia toàn Nhật Bản (sau này là Cúp Hoàng hậu) ra đời vào năm 1980, và đội tuyển nữ Nhật Bản ra mắt trận đầu tiên tại Hồng Kông vào năm 1981. Đội tuyển sau đó đi thi đấu cả trong và ngoài nước với thành phần tập hợp từ các giải đấu khu vực.[7]
Suzuki Ryōhei vào năm 1986 được chọn là huấn luyện viên trưởng đầu tiên của đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Nhật Bản. "Giải bóng đá nữ quốc gia toàn Nhật Bản" (viết tắt là "L. League") được thành lập vào năm 1989 còn đội tuyển có được suất dự Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 1991 ở Trung Quốc. Nhật Bản sau đó tiếp tục nhiều giải quốc tế lớn như Thế vận hội Mùa hè 1996 và Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 1995, điều này giúp đội tuyển cũng như giải L. League được biết đến nhiều hơn. Tuy nhiên sau khi để mất chiếc vé tới Thế vận hội Mùa hè 2000, một loạt câu lạc bộ tại L. League xin rút lui còn bóng đá nữ Nhật trên đà đi xuống.
Tháng 8 năm 2002 JFA chỉ định cựu huấn luyện viên đội tuyển quốc gia nam Ma Cao Ueda Eiji làm huấn luyện viên trưởng của đội tuyển nữ Nhật Bản. Dù khởi đầu không thuận lợi cùng huấn luyện viên mới, đội dần cải thiện thành tích và nhận được nhiều hơn sự quan tâm của người hâm mộ, điển hình là trận tranh suất dự Olympic 2004 với CHDCND Triều Tiên. JFA sau đó tổ chức cuộc thi đặt biệt danh cho đội tuyển. Kết quả là cái tên "Nadeshiko Japan" được chọn từ 2.700 bản dự thi vào ngày 7 tháng 7 năm 2004. "Nadeshiko", tên một loại cẩm chướng, bắt nguồn từ cụm từ "Yamato Nadeshiko" (大和撫子, "người phụ nữ Nhật lý tưởng").
Tại vòng bảng Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2003 Nhật Bản chỉ có trận thắng đậm 6-0 trước Argentina còn lại lần lượt thua 0-3 và 1-3 trước Đức và Canada. Bốn năm sau tại Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2007 ở Trung Quốc, họ tiếp tục dừng chân tại vòng bảng có sự hiện diện của đương kim vô địch Đức, Argentina và Anh.
Nhật được quyền dự Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2011 nhờ giành huy chương đồng Cúp bóng đá nữ châu Á 2010. Sau khi kết thúc vòng bảng ở vị trí nhì bảng sau đội tuyển Anh, họ bất ngờ loại đương kim quán quân thế giới và chủ nhà Đức khỏi cuộc chơi với tỉ số 1–0 ở tứ kết, trước khi dễ dàng vượt qua chướng ngại vật Thụy Điển với tỉ số 3–1 để thẳng tiến vào trận tranh ngôi vô địch. Trong trận chung kết kịch tính Nhật vượt qua Hoa Kỳ 3–1 trong loạt luân lưu 11m để trở thành đội tuyển nữ châu Á đầu tiên vô địch World Cup cũng như đội châu Á đầu tiên vô địch một giải cấp đội tuyển quốc gia của FIFA.[8][9]
Đội có mặt tại Thế vận hội Mùa hè 2012 sau khi đứng thứ ba vòng loại. Sau khi vượt qua vòng bảng, Nhật Bản lần lượt hạ Brasil, Pháp để vào trận chung kết gặp Hoa Kỳ. Trong trận tái hiện chung kết World Cup này, Hoa Kỳ đã trả được món nợ một năm trước với tỉ số 2-1.[10]
Nhật tiếp tục thể hiện phong độ tốt khi vượt qua Úc với tỉ số 1-0 trong trận chung kết Cúp bóng đá nữ châu Á 2014 tổ chức tại Việt Nam, qua đó lần đầu tiên vô địch châu Á. Họ cùng Úc, Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái Lan đại diện cho châu Á tại vòng chung kết Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2015 ở Canada.[11] Nhật Bản nhẹ nhàng vượt qua vòng bảng trước các đội dưới cơ như Ecuador, Thụy Sĩ và Cameroon. Họ tiếp tục loại Hà Lan và Úc trên đường tới trận bán kết với Anh. Nhật Bản tỏ ra may mắn hơn khi ở những phút cuối cùng của trận bán kết, hậu vệ Laura Bassett của đội tuyển Anh, trong nỗ lực phá bóng. vô tình đốt lưới nhà, giúp đại diện châu Á bước vào trận chung kết World Cup với Mỹ. Tuy nhiên lần này Nhật Bản dễ dàng để thua 5–2 và rời giải với vị trí á quân.
Đội hình được lựa chọn chuẩn bị cho World Cup nữ 2019.
Số trận và bàn thắng tính tới 25 tháng 6 năm 2019, sau trận đấu với Hà Lan.
Các cầu thủ dưới đây được triệu tập trong vòng 12 tháng.
Đội hình Nhật Bản – Giải vô địch bóng đá nữ thế giới
Đội hình bóng đá nữ Nhật Bản – Thế vận hội Mùa hè
Đội tuyển bóng chuyền nữ quốc gia Thái Lan (tiếng Thái: วอลเลย์บอลหญิงทีมชาติไทย) là đại diện của Thái Lan tại các giải đấu bóng chuyền quốc tế, được quản lý bởi Hiệp hội bóng chuyền Thái Lan.
Đội tuyển Thái Lan đạt được một số thành tích đáng kể của đội tuyển tại đấu trường quốc tế. Đội đã giành được huy chương bạc tại Montreux Masters 2016. Ngoài ra, đội còn cán đích ở vị trí thứ tư tại World Grand Prix 2012, hai lần giành được huy chương đồng tại Summer Universiade. Đội tuyển cũng đã bốn lần góp mặt tại Giải vô địch thế giới, một giải Cúp Thế giới, mười bốn lần tại World Grand Prix và hai lần tại World Grand Champions Cup.
Tại châu Á, đội đã giành huy chương bạc tại Đại hội thể thao châu Á 2018 và huy chương đồng tại Đại hội thể thao châu Á 2014. Ngoài ra, đội còn ba lần lên ngôi tại Giải vô địch châu Á, một lần đoạt Cúp bóng chuyền Châu Á.
Đội tuyển bóng chuyền nữ Thái Lan hiện là một trong số các đội bóng mạnh của khu vực Đông Nam Á và Châu Á. Hiện đội đang tham dự giải đấu FIVB Volleyball Nations League, là giải đấu bóng chuyền hàng năm dành cho các đội tuyển mạnh nhất thế giới. Tại đấu trường khu vực, Thái Lan thống trị môn bóng chuyền nữ tại các kỳ SEA Games kể từ năm 1995 đến nay.[1]
Bóng chuyền được phổ biến tại Thái Lan từ trước những năm 1900. Trước đây, bóng chuyền là môn thể thao phổ biến của người Trung Quốc và Việt Nam. Cho đến khi có sự tranh tài giữa các câu lạc bộ, hiệp hội cộng đồng, liên hệ thi đấu ở khu vực phía Bắc, khu vực Đông Bắc và giải bóng chuyền Cúp vàng khu vực phía Nam.
Từ năm 1934 Bộ Giáo dục đã ban hành luật bóng chuyền của Noppakun Pongsuwan. Ông là người rất giỏi về thể thao, đặc biệt là bóng chuyền. Ông đã mời chuyên gia đến giảng về cách chơi, luật bóng chuyền. Sau đó, Khoa Giáo dục Thể chất đã tổ chức giải bóng chuyền nữ thường niên. Lần đầu tiên Bộ Giáo dục Thể chất đưa vào trường giáo dục thể chất trung ương cho học sinh nữ học bóng chuyền và bóng lưới.
Năm 1957, Nawa Akat Ek Luang Supachalasai, Giám đốc Sở Giáo dục Thể chất đã thành lập "Hiệp hội Bóng chuyền Nghiệp dư Thái Lan", với mục đích hỗ trợ và quảng bá bóng chuyền tiến bộ và quản lý giải bóng chuyền 6 vận động viên và cuộc thi bóng chuyền hàng năm ở các cơ quan chính phủ khác, chẳng hạn như Khoa Giáo dục Thể chất, Ủy ban Thể thao Đại học, Thành phố Bangkok, Hội đồng Thể thao Quân đội, cũng như như giải bóng chuyền Đại hội thể thao toàn quốc Thái Lan ở nội dung bóng chuyền nữ và bóng chuyền nam.[2]
Đội hình của Giải bóng chuyền nữ FIVB Volleyball Nations League 2024 [3]
Huấn luyện viên trưởng: Nataphon Srisamutnak